Bố mẹ trao quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên được hay không?

07/08/2022 | 23:57 69 lượt xem Trà Ly

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn hỏi Luật sư. Tôi và chồng tôi có một cậu con trai hiện được 10 tuổi. Vợ chồng tôi có ý định tặng cho con mình một mảnh đất nhân dịp sinh nhật 10 tuổi. Tuy nhiên, đồng nghiệp tôi nói rằng Bố mẹ không được tặng cho quyền sử dụng đất cho con khi con chưa thành niên. Tôi rất bất ngờ, vì vậy tôi muốn hỏi Luật sư: Bố mẹ trao quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên được hay không? Rất mong Luật sư phản hồi nhanh nhất, cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn về Bố mẹ trao quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên được hay không?, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bố mẹ trao quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên được không?

Căn cứ Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Theo đó, người chưa đủ 18 tuổi đều không thể tự mình giao dịch bất động sản được. Đối với trường hợp của bạn thì còn cần phải có người đại diện hợp pháp xác lập thực hiện giao dịch.

Căn cứ Điều 136 Bộ luật trên quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:

“1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Căn cứ Khoản 3 Điều 141 Bộ luật này quy định về phạm vi đại diện như sau:

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu đất là thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng bạn, thì việc tặng cho quyền sử dụng đất cho con bạn lại không thể thực hiện được khi mà bạn không thể vừa là bên tặng cho lại vừa đại diện cho bên nhận tặng cho được. Còn trường hợp đất đã thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng, thì người còn lại hoàn toàn có thể đại diện cho con mình để thực hiện giao dịch nhận tặng cho. Và khi con trai bạn đã đủ 18 tuổi thì lúc đó cháu sẽ có toàn quyền của người sử dụng đất theo quy định pháp luật và được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bố mẹ trao quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên được hay không?
Bố mẹ trao quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên được hay không?

Trường hợp nào mẹ được bán đất của con chưa thành niên

Trước hết, người con là chủ sử dụng hợp pháp của mảnh đất (thông qua hình thức thừa kế hoặc do cha cấp dưỡng sau khi ly hôn).

Quy định hiện hành (Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Thông tư 33/2014/TT-BTNMT) không cấm người dưới 18 tuổi đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (thường gọi là sổ đỏ). Luật chỉ cấm người chưa thành niên tiến hành các công việc như: sang tên, thế chấp, tách thửa v.v. quyền sử dụng đất

Thứ hai, cha mẹ bán đất của con nhằm đạt được mục đích của việc đại diện, cụ thể là đảm bảo quyền lợi cho con cái.

Khoản 1 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

Nếu con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự. (khoản 4 Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình).

Như vậy, cha mẹ có thể bán đất của con, tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của người con trước khi xác lập giao dịch. Bởi Luật HN&GĐ 2014 quy định, giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản của người chưa thành niên phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ.

Bởi những lí do trên, bạn nên xem xét lại xem trong vợ chồng bạn, ai là người đứng tên sở hữu căn nhà kia, thì người còn lại có thể đứng ra đại diện cho con trai bạn trong việc nhận tặng cho căn nhà. Nếu vợ chồng bạn là đồng chủ sở hữu căn nhà, thì bạn nên tìm một người có đủ tư cách pháp lý để đại diện cho con bạn theo quy định của pháp luật.

Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên

Khi đã tìm được người đại diện hợp pháp cho con bạn, bạn cần làm những công việc sau:

– Lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có người đại diện cho con bạn kí tên xác nhận việc nhận tài sản tặng cho con bạn. Việc tặng cho quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện luật định như mảnh đất tặng cho không có tranh chấp, không đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án và đã có giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, đồng thời cả hai vợ chồng bạn phải đồng ý ký tên trong văn bản hay hợp đồng tặng cho (nếu là tài sản chung).

– Đối với người dưới 16 tuổi vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận, nhưng kèm theo đó phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ; hoặc người đại diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên. Như vậy, việc tên và cách ghi tên của người chưa thành niên được thể hiện trong giấy chứng nhận như thế nào là tùy thuộc cơ quan có thẩm quyền từng địa phương.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bố mẹ trao quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên được hay không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Người chưa thành niên có được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Căn cứ khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 và căn cứ trong hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT cũng không có bắt buộc người sử dụng đất là người đã thành niên. Do đó, đối với người dưới 18 tuổi vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận, nhưng kèm theo đó phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ; hoặc người đại diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên.

Mẹ bán đất trái luật đòi lại như thế nào?

Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự vi phạm nguyên tắc này có nguy cơ bị vô hiệu. Các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Cũng theo khoản 1 Điều 139 và khoản 1 Điều 143 Bộ luật này, nếu người đại diện xác lập giao dịch không thuộc phạm vi đại diện, thì:
– Người đã giao dịch với họ (người mua) có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
– Trường hợp người đại diện (cha, mẹ) và người đã giao dịch với người đại diện (người mua) cố ý xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện (con cái) thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. (khoản 4 Điều 143 BLDS 2015)
Có thể sử dụng các phương pháp sau để đòi lại đất:
– Làm đơn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu;
– Làm đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Khởi kiện tuyên vô hiệu hợp đồng mua bán nhà đất;
– Kiện đòi tài sản;