Thông tư 14/2017/TT-BTNMT có hiệu lực từ bao giờ?

30/06/2022 | 23:50 31 lượt xem Trà Ly

Thông tư 14/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Để nắm bắt rõ hơn các nội dung được nêu trong Thông tư này, hãy xem trước và tải xuống văn bản dưới bài viết này nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:14/2017/TT-BTNMTLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Tài nguyên và Môi trườngNgười ký:Nguyễn Thị Phương Hoa
Ngày ban hành:20/07/2017Ngày hiệu lực:06/09/2017
Ngày công báo:25/08/2017Số công báo:Từ số 625 đến số 626
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính

Ngày 20/07/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT quy định về Định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Định mức kinh tế – kỹ thuật này áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty Nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các công việc về đo đạc địa chính; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Định mức kinh tế – kỹ thuật bao gồm: Định mức lao động công nghệ (thời gian lao động trực tiếp để sản xuất ra một sản phẩm); Định mức vật tư và thiết bị gồm định mức sử dụng vật liệu (số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm) và định mức sử dụng dụng cụ, thiết bị (số ca người lao động trực tiếp sử dụng dụng cụ, thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Kích thước, diện tích mảnh bản đồ địa chính tính định mức xác định theo khung trong mảnh bản đồ theo quy định chia mảnh trong hệ tọa độ Quốc gia VN-2000.

Về đo đạc thành lập bản đồ địa chính bao gồm các công việc:

Ngoại nghiệp: Công tác chuẩn bị: Triển khai công tác đo đạc; chuẩn bị vật tư, tài liệu; kiểm nghiệm thiết bị; xác định ranh giới hành chính xã, phường, thị trấn ngoài thực địa với UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã); thu thập, sao các tài liệu có liên quan đến hiện trạng sử dụng đất của địa phương, của chủ sử dụng đất; Lưới đo vẽ: Tìm điểm lưới cấp trên ngoài thực địa; thiết kế, chọn điểm, đóng cọc (hoặc chôn mốc), thông hướng; đo nối; tính toán; Xác định ranh giới thửa đất: Xác định ranh giới thửa đất, đóng cọc hoặc đánh dấu mốc giới thửa đất ở thực địa, xác định tên chủ sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất (loại đất), lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất; Đo vẽ chi tiết: Đo chi tiết nội dung bản đồ, vẽ lược đồ; Đối soát, kiểm tra: Đối soát hình thể, đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất (loại đất); Giao nhận kết quả đo đạc địa chính với chủ sử dụng đất: Giao kết quả đo đạc địa chính cho người sử dụng đất, người quản lý đất; phát mẫu đơn và hướng dẫn kê khai, lập hồ sơ đăng ký đất đai; kiểm tra, hoàn thiện kết quả đo đạc nếu có phát hiện sai sót; Phục vụ kiểm tra nghiệm thu ngoại nghiệp: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, trang thiết bị và nhân công phục vụ đơn vị kiểm tra nghiệm thu.

Nội nghiệp: Vẽ bản đồ số: Chuyển kết quả đo vẽ chi tiết vào máy vi tính, tiếp biên các trạm đo, vẽ bản đồ số; tiếp biên bản đồ trong khu đo; đánh số thửa tạm, tính diện tích; Nhập thông tin thửa đất: Nhập các thông tin của thửa đất phục vụ lập kết quả đo đạc địa chính thửa đất, hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; Lập sổ mục kê: Lập sổ mục kê theo hiện trạng đo đạc, tổng hợp diện tích theo mảnh; Biên tập và in BĐĐC theo đơn vị hành chính; Xây dựng dữ liệu không gian đất đai nền; Xây dựng dữ liệu không gian địa chính; Lập kết quả đo đạc địa chính thửa đất; Phục vụ kiểm tra nghiệm thu: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, trang thiết bị và nhân công phục vụ đơn vị kiểm tra nghiệm thu nội nghiệp; Lấy xác nhận hồ sơ: Lấy xác nhận của các cấp vào sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính theo quy định; Giao nộp sản phẩm: Giao nộp sản phẩm đo đạc, sản phẩm dữ liệu không gian đất đai nền và dữ liệu không gian địa chính cho chủ đầu tư.


Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06/09/2017.

Thông tư 14/2017/TT-BTNMT
Thông tư 14/2017/TT-BTNMT

Tải xuống Thông tư 14/2017/TT-BTNMT

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Bản đồ địa chính là gì?

Định nghĩa bản đồ địa chính được quy định rõ tại khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau: “Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”.

Đăng ký đất đai được hiểu như thế nào?

Điều 95 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Đăng ký đất đai được thực hiện như sau: Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.

Cơ quan nào có thẩm quyền đo đạc, lập bản đồ địa chính?

Hiện nay, theo quy định của Luật đất đai việc khảo sát, đo đạc, xây dựng và quản lý bản đồ địa chính trong toàn quốc đều do Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo; việc khảo sát, đo đạc, xây dựng bản đồ địa chính ở các địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp lỉnh trực tiếp tổ chức thực hiện.