Xin chào Luật sư, Tôi là Hạnh ở Bình Định. Tôi có dự định mua một mảnh đất ở đây. Nhưng nhiều người ở xung quanh mảnh đất này có nói với tôi là mảnh đất này đang tranh chấp. Tôi muốn mua mảnh đất này để xây nhà định cư nên khá lo lắng. Luật sư cho tôi hỏi rằng tôi muốn biết chính xác mảnh đất này có tranh chấp gì không thì phải làm như thế nào? Và thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai cấp huyện hiện nay như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai cấp huyện” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Những dữ liệu đất đai được cung cấp khi yêu cầu
Dữ liệu về đất đai là những thông tin đất đai được cung cấp khi có nhu cầu của người dân. Khi chúng ta mua bán, chuyển nhượng bất động sản thì những thông tin về đất đai là những điều mà chúng ta cần lưu tâm để tránh mua phải những bất động sản khi đang xảy ra tranh chấp. Tuy vậy khi cung cấp những dữ liệu thì chỉ có những thông tin nhất định, không phải thông tin nào cũng có thể được cung cấp.
Dữ liệu đất đai là thông tin đất đai dưới dạng số được thể hiện bằng hình thức ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.
Khi yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai bằng phiếu yêu cầu thì yêu cầu có thể khai thác được các thông tin đất đai sau:
– Thửa đất
– Người sử dụng đất
– Quyền sử dụng đất
– Tài sản gắn liều với đất
– Tình trạng pháp lý
– Lịch sử biến động
– Quy hoạch sử dụng đất
– Trích lục bản đồ
– Trích sao GCNQSDĐ
– Giao dịch đảm bảo
– Hạn chế về quyền
– Giá đất
Thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai cấp huyện
Để được cung cấp dữ liệu đất đai ở huyện bạn cần làm theo những thủ tục nhất định. Đầu tiên bạn cần nộp cho cơ quan có thẩm quyền một lá phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai. Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền như nộp trực tiếp, nộp qua đường công văn, fax, bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử hoặc cổng thông tin về đất đai. Sau đó bạn sẽ được thông báo nghĩa vụ tài chính và làm theo những bước tiếp theo của chúng tôi.
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, việc nộp phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
– Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
– Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
– Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.
Trình tự cung cấp dữ liệu đất đai như sau:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu.
- Bước 2: Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.
- Bước 3: Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
Những trường hợp không cung cấp dữ liệu đất đai
Không phải lúc nào những yêu cầu cung cấp đất đai cũng được đồng ý, rất nhiều trường hợp không được cung cấp những dữ liệu liên quan đến đất đai. Điều này xảy ra khi yêu cầu cung cấp không rõ ràng, cụ thể hay việc cung cấp có thể tiết lộ thông tin bí mật thuộc phạm vi của nhà nước. Yêu cầu của bạn có thể không được chấp thuận khi văn bản yêu cầu không có chữ ký của người yêu cầu hoặc không có dấu xác nhận của cơ quan nhà nước.
Những trường hợp không cung cấp dữ liệu đất đai được quy định tại Điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT như sau:
– Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
– Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
– Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Mời bạn xem thêm
- Quyết định thu hồi đất do tự nguyện trả lại đất khi nào?
- Khi khởi công xây dựng công trình yêu cầu phải có các điều kiện nào dưới đây?
- Mục đích của thống kê kiểm kê đất đai là gì?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai cấp huyện” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai được quy định tại Điều 15 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT như sau:
– Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.
Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.
Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:
– Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, việc nộp phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
– Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
– Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
– Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.