Chào Luật sư, hiện nay công ty tôi có thực hiện dự án đầu tư xây dựng bệnh viện cấp huyện. Tôi chỉ mới là thực tập sinh nên trước giờ chưa được tham gia hoạt động nào liên quan trực tiếp. Lần này dự án được phân chia thành các phần nhỏ, mỗi người phụ trách một nội dung. Hiện tại phần công việc của tôi chính là xin phép sự phê duyệt của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên tôi vẫn chưa biết Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư cấp huyện như thế nào? Phê duyệt dự án đầu tư cấp huyện nhanh nhất là bao nhiêu ngày? Kính mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Luật sư tư vấn luật đất đai. Về nội dung “Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư cấp huyện” chúng tôi xin được tư vấn đến bạn như sau:
Quy định về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng là gì?
Hiện nay để dự án đầu tư xây dựng được thực hiện đúng luật, đảm bảo an toàn, đảm bảo đúng chính sách của Nhà nước thì cần có sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt là việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng. Hiện nay quy định về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng là:
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng như sau:
– Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án, quyết định đầu tư. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
– Việc phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền đối với dự án PPP được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Quy định về quyết định đầu tư xây dựng bao gồm những nội dung nào?
Khi nhắc đến quyết định đầu tư xây dựng, chúng ta cần có cái nhìn bao quát và nắm được các nội dưng cơ bản này, đảm bảo nếu như nhìn vào quyết định có thể đọc hiểu được nội dung này một cách chính xác. Những quy định về quyết định đầu tư xây dựng hiện nay có những nội dung chính sau đây:
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về việc quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư được thể hiện tại quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Tên dự án;
– Người quyết định đầu tư; Chủ đầu tư;
– Mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng;
– Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo kinh tế – kỹ thuật) đầu tư xây dựng, tổ chức lập khảo sát xây dựng (nếu có); tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở;
– Địa điểm xây dựng và diện tích đất sử dụng;
– Loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính;
– Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn;
– Tổng mức đầu tư; giá trị các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
– Tiến độ thực hiện dự án, phân kỳ đầu tư (nếu có), thời hạn hoạt động cửa dự án, (nếu có);
– Nguồn vốn đầu tư và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án;
– Hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng;
– Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài nguyên (nếu có); phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có);
– Trình tự đầu tư xây dựng đối với công trình bí mật nhà nước (nếu có);
– Các nội dung khác (nếu có).
Lưu ý: Mẫu Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục I Nghị định này.
Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư cấp huyện như thế nào?
Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư cấp huyện hiện nay là vấn đề phổ biến và được nhiều bạn đọc cùng đặt câu hỏi. Bên cạnh các cơ quan sở ngành thì còn có cấp huyện, liệu cơ quan cấp huyện hay cơ quan chủ quản trực tiếp sẽ phê duyệt dự án? Hãy tham khảo thêm thông tin qua nội dung bên dưới đây:
Thẩm định dự án đầu tư đối với nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước:
– Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
– Đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã là đơn vị đầu mối thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật các dự án đầu tư thuộc quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
– Đơn vị đầu mối thẩm định dự án đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án để lấy ý kiến các cơ quan quản lý ngành, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các cơ quan khác có liên quan đến dự án để thẩm định dự án. Tùy theo dự án, đơn vị đầu mối có thể thuê tư vấn thẩm tra một số nội dung của dự án khi có ý kiến chấp thuận của người quyết định đầu tư.
2. Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình:
Các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án nhóm B, C và các nội dung có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý trong dự án đầu tư xây dựng khi có yêu cầu của đơn vị đầu mối thẩm định dự án, thực hiện như sau:
a) Sở Công thương tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ (mỏ lộ thiên, mỏ hầm lò), dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành (trừ các công trình công nghiệp vật liệu xây dựng);
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê điều, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, di dân và phát triển kinh tế mới, khai hoang cải tạo đồng ruộng, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác.
c) Sở Giao thông vận tải tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
d) Sở Xây dựng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhóm A có một công trình dân dụng xây dựng dưới 20 tầng và các dự án khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
đ) Ban quản lý khu kinh tế Bình Định tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư xây dựng vào khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp do mình quản lý, trực tiếp có ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng nhóm B, C và gửi hồ sơ dự án nhóm A đến các Bộ có chức năng thẩm định theo quy định để có ý kiến về thiết kế cơ sở.
e) Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở là Sở có chức năng quản lý loại công trình quyết
định tính chất mục tiêu của dự án.
g) Đối với các dự án phù hợp chuyên ngành quản lý của Chủ đầu tư là các Sở có chức năng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở nêu trên, thì Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét và có ý kiến về thiết kế cơ sở trước khi trình phê duyệt dự án đầu tư.
3. Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán
Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình xây dựng đối với công trình phải lập dự án.
Đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật thì Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán trước khi trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
4. Thẩm định và phê duyệt dự toán mua sắm trang thiết bị
Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán mua sắm trang thiết bị.
Đối với dự toán mua sắm trang thiết bị do Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chủ đầu tư, tùy theo tính chất trang thiết bị thuộc ngành nào quản lý thì cơ quan quản lý ngành ấy thẩm định.
5. Thẩm định và phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư
Chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư phù hợp chủ trương đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt.
6. Thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án:
Chủ đầu tư tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án theo quy định và không vượt định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng theo công bố của Bộ Xây dựng.
Cơ quan nào có quyền thẩm định đối với dự án hợp tác pháp luật?
Hiện nay với sự phát triển của xã hội thì việc hợp tác các dự án pháp luật thường xuyên diễn ra. Sự hoàn thiện về mặt pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng trong các công việc thường ngày. Vậy liệu cơ quan nào có quyền thẩm định đối với dự án pháp luật? Vấn đề này có thể được hiểu như sau:
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 113/2014/NĐ-CP về thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật như sau:
Thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật
- Cơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi hồ sơ văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật để Bộ Tư pháp thẩm định (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ), cho ý kiến (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan chủ quản).
- Nội dung thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật bao gồm:
a) Tính hợp hiến, hợp pháp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật; sự phù hợp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Tính không trùng lặp với chương trình, dự án hợp tác pháp luật khác;
c) Sự cần thiết, tính khả thi của nội dung hợp tác pháp luật trong chương trình, dự án;
d) Sự phù hợp của mục tiêu, nội dung của chương trình, dự án với chức năng, nhiệm vụ và năng lực thực hiện dự án của cơ quan chủ quản. - Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi ý kiến cho cơ quan chủ quản chậm nhất là 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Cơ quan chủ quản có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định, ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp, trong trường hợp không tiếp thu thì phải giải trình.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về quy trình, hồ sơ thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật.
Theo quy định trên, đối với dự án hợp tác pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền thẩm định là Bộ Tư pháp.
Đối với dự án hợp tác pháp luật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan chủ quản thì cơ quan thẩm định là cơ quan chủ quản.
Thông tin liên hệ
Luật sư tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư cấp huyện như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang đất sổ đỏ… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thẩm định tại chỗ án tranh chấp đất
- Người ở nước ngoài ủy quyền bán đất
- Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 8 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định về phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật như sau:
Phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật
1. Việc trình, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ quản gửi Bộ Tư pháp quyết định phê duyệt kèm theo văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật đã được phê duyệt.
Như vậy, việc phê duyệt phê duyệt dự án hợp tác pháp luật được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
Phê duyệt dự án khuyến nông trung ương
1. Trên cơ sở kiến nghị của hội đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương.
2. Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ dự án và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt thuyết minh dự án khuyến nông trung ương trước ngày 30 tháng 11 và giao tổ chức chủ trì, chủ nhiệm dự án thực hiện dự án theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng theo quy định hiện hành.
Kiểm tra, đánh giá dự án khuyến nông trung ương
1. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện, tiến độ, kết quả, hiệu quả dự án khuyến nông trung ương. Tần suất kiểm tra được thực hiện ít nhất một lần cho mỗi dự án trong thời gian thực hiện.
2. Trước khi tiến hành kiểm tra (tối thiểu 05 ngày làm việc), đoàn kiểm tra thông báo thời gian, địa điểm kiểm tra tới tổ chức chủ trì, chủ nhiệm dự án và các thành viên đoàn kiểm tra. Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm dự án làm báo cáo tiến độ thực hiện dự án gửi đoàn kiểm tra để phục vụ công tác kiểm tra.
3. Trong quá trình thực hiện dự án, tổ chức chủ trì tự tổ chức kiểm tra dự án và gửi báo cáo kết quả kiểm tra về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15 tháng 6 và 15 tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.