Để phát triển tiềm lực quốc gia, nhà nước ta đang ngày càng chú trọng đến việc triển khai các chính sách quy hoạch sử dụng đất. Các chính này có ý nghĩa quan trọng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân, nâng cao đời sống kinh tế xã hội trong nước, giúp đất nước phát triển bền vững. Vậy trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thuộc về ai? Quy định về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay ra sao? Việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất diễn ra như thế nào? Tư vấn luật đất đai sẽ giúp quý bạn đọc tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến vấn đề lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hiện nay
Để triển khai một dự án quy hoạch cần phải trải qua nhiều quy trình phức tạp. Việc làm này nhằm đảm bảo tính hợp lý của dự án khi áp dụng dự án quy hoạch vào thực tiễn. Vậy pháp luật quy định về việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hiện nay như thế nào, kính mời quý độc giả hãy cùng làm rõ qua nội dung sau đây:
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải theo các tiêu chí cụ thể như sau:
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải đáp ứng việc sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần được bảo đảm cho việc khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
– Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải dân chủ và công khai.
– Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
– Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Như vậy, ta nhận thấy, để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo theo các tiêu chí cụ thể được nêu trên. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi đảm bảo các tiêu chí này sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ đất đai cũng như trong hoạt động quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thuộc về ai?
Vấn đề tổ chức, triển khai các dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Trách nhiệm này sẽ được nhà nước giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền thực thi. Vậy theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thuộc về ai, hãy cùng làm rõ qua nội dung bên dưới:
Căn cứ quy định tại Điều 42 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
“1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh, tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh, lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; cơ quan quản lý đất đai cấp huyện có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. - Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
- Việc tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, trách nhiệm lập quy hoạch được xác định như sau:
– Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì giúp Chính phủ trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện trong quy hoạch tỉnh, tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
– Bộ Quốc phòng tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Bộ Công an tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất diễn ra như thế nào?
Để triển khai mỗi một dự án quy hoạch, cơ quan nhà nước buộc phải tiêu tốn rất nhiều kinh phí, con số có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Chính vì vậy, các dự án này phải được thẩm định, xem xét kĩ càng trước khi phê duyệt. Vậy cụ thể quy trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất diễn ra như thế nào, chúng ta hãy cùng làm rõ qua nội dung sau:
Điều 44 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
– Việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
– Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
+ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch sử dụng đất;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
– Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm thẩm định và gửi thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có thẩm quyền quy định tại Điều 42 của Luật này. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tiếp thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
– Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
+ Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất;
+ Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
+ Hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường;
+ Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.
– Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
+ Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất;
+ Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
+ Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.
– Kinh phí tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được xác định thành một mục riêng trong kinh phí lập kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất tương ứng.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là bồi thường thu hồi đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Nội dung thẩm định kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
+ Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch sử dụng đất;
+ Mức độ phù hợp của kế hoạch sử dụng đất với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
+ Tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất.
Việc phê duyệt thuộc thẩm quyền của:
– Quốc hội quyết định kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
– Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.