Giải quyết tranh chấp lối đi liền kề như thế nào?

29/06/2023 | 15:30 24 lượt xem Trang Quỳnh

Tranh chấp về lối đi chung giữa các hộ liền kề là một vấn đề phổ biến và có thể gây khó khăn cho nhiều người khi không biết cách giải quyết. Để xử lý tranh chấp này, có một số phương pháp và quy trình mà người dân có thể thực hiện, tuy nhiên sẽ cần tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là chia sẻ của Tư vấn luật đất đai về quy định cách giải quyết tranh chấp lối đi liền kề, mời bạn đọc theo dõi nội dung của bài:

Căn cứ pháp lý

Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là gì?

Bất động sản liền kề là thuật ngữ dùng để chỉ những tài sản bất động sản nằm cạnh nhau và có chung ranh giới. Đây là những đơn vị bất động sản đặc biệt, thường gắn liền với những ngôi nhà, căn hộ hoặc khu dân cư có vị trí và mặt tiền liền kề nhau. Các bất động sản liền kề thường được xây dựng trên một khu đất lớn và được phân chia thành các đơn vị riêng biệt, với mỗi đơn vị có chủ sở hữu riêng. Quy định pháp luật về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề ra sao?

Theo Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).”

Quyền về lối đi qua là một trong những quyền đối với bất động sản liền kề, trong đó chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Các quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề

Điều 252 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề như sau:

– Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

– Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.

Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác

Điều 253 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về tưới nước, tiêu nước với bất động sản liền kề như sau:

– Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu;

– Người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó;

– Nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.

Quyền về lối đi qua

Điều 253 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về lối đi qua như sau:

– Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Giải quyết tranh chấp lối đi liền kề như thế nào?

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

– Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định trên mà không có đền bù.

Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề

Điều 255 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề như sau:

– Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Giải quyết tranh chấp lối đi liền kề như thế nào?

Cách giải quyết tranh chấp lối đi chung đối với các trường hợp tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là khác nhau. Cụ thể cách giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau:

– Hòa giải tranh chấp đất đai:

* Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở

Tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”

Đây là cách thức giải quyết được Nhà nước khuyến khích nhưng kết quả giải quyết không bắt buộc các bên phải thực hiện mà phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.

* Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã

Tại khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”

Theo các quy định nêu trên, nếu các bên tranh chấp không hòa giải được nhưng muốn giải quyết tranh chấp thì phải gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải; nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

Lưu ý: Hòa giải là phương thức giải quyết bắt buộc đối với tranh chấp đất đai. Điều này cũng có nghĩa, đối với tranh chấp liên quan đến đất đai (tranh chấp mở lối đi chung) thì không bắt buộc phải thực hiện hòa giải.

– Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết

Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện).

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

+ Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, các tranh sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:

+ Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

+ Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai. Theo đó, để được khởi kiện tranh chấp đất đai phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Người khởi kiện có quyền khởi kiện.
  • Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc.
  • Tranh chấp chưa được giải quyết.
  • Tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Giải quyết tranh chấp lối đi liền kề như thế nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chia đất thừa kế. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề có phải là tranh chấp đất đai không?

Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định khi nào là tranh chấp đất đai nhưng hầu hết các vụ việc xảy ra do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề trên thực tế là tranh chấp đất đai.
Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm giữa những người sử dụng đất liền được xác định là tranh chấp đất đai (tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất).

Quy định pháp luật về tranh chấp đất đai như thế nào?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013, Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay.

Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề khi nào?

Theo quy định tại Điều 255 BLDS 2015 về việc chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong các trường hợp sau:
+ Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
+ Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
+ Theo thỏa thuận của các bên.
+ Trường hợp khác theo quy định của luật.