Quy định về đất trồng lúa nước là loại đất gì?

23/03/2023 | 11:09 294 lượt xem Bảo Nhi

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đất trồng lúa có thể được hiểu là đất có những điều kiện phù hợp để trồng lúa nước, bao gồm cả những loại đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác, trong đất trồng lúa khác bao gồm cả đất trồng lúa nước còn lại. Như mọi người có thể thấy rằng cụm từ đất trồng lúa hết sức quen thuộc đối với người nông dân hay cả ngành nông nghiệp nước ta qua những thời kỳ bởi lẽ việc phát triển nông nghiệp qua việc trồng lúa đã nằm trong vùng xuất khẩu và được trồng phổ biến rất nhiều với những giống lúa khác nhau. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đất trồng lúa nước là loại đất gì” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Đất trồng lúa nước là loại đất gì?

Theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa thì đất chuyên trồng lúa nước được hiểu là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm. Trong đất trồng lúa khác bao gồm cả đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.

Theo quy định của pháp luật thì đất trồng lúa nước còn lại được hiểu là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm. Như vậy, đất trồng lúa nước còn lại là loại đất thuộc đất trồng lúa khác, tuy nhiên đất trồng lúa nước còn lại chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP quy định về khái niệm đất trồng lúa được hiểu là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm:

Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2. Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.”

Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3. Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.”

Phân loại đất

Theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất đai được phân loại thành ba nhóm đất chính, cụ thể bao gồm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.

“Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.”

Theo đó đất trồng lúa là một loại đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Còn đối với đất ở bao gồm cả đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị thì thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Như vậy hai loại đất này thuộc hai nhóm đất hoàn toàn khác nhau và sẽ được sử dụng và các mục đích khác nhau.

Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

Quy định về đất trồng lúa nước là loại đất gì
Quy định về đất trồng lúa nước là loại đất gì

Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa được quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP bao gồm:

“Điều 6. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

2. Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

3. Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

a) Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

b) Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;

c) Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;

d) Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.

6. Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:

a) Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định tại Điều 5 của Nghị định này;

b) Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất trồng lúa nước là loại đất gì” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như download mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đất trồng lúa nước có được xây nhà không?

Việc sử dụng đất trồng lúa được quy định tại Điều 134 Luật Đất đai năm 2013, theo đó Nhà nước ban hành các chính sách để bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp. Đối với những trường hợp cần thiết phải thực hiện việc chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào một mục đích khác thì Nhà nước sẽ có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc các biện pháp làm tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
Đồng thời theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 việc sử dụng đất không đúng mục đích là một trong những hành vi của người sử dụng đất bị nghiêm cấm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, nếu bạn muốn được xây dựng nhà ở trên đất trồng lúa thì trước hết bạn cần chuyển mục đích sử dụng dụng đất trồng lúa (đất nông nghiệp) sang đất ở (đất phi nông nghiệp) và việc chuyển mục đích sử dụng đất này cần được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích đất trồng lúa sang đất ở là bao lâu?

Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Không quá 25 ngày đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Chuyển từ đất trồng lúa sang đất thổ cư có phải nộp tiền sử dụng đất?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng như sau:
– Thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch đối với trường hợp:
Người sử dụng đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở chuyển sang làm đất ở;
Chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 tách thành các thửa riêng sang đất ở;
Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
– Thu tiền sử dụng đất bằng 100% chênh lệch đối với trường hợp chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.
– Chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất nếu người sử dụng đất đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01/7/2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở.
Phải nộp tiền sử dụng đất đối với trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014, Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.