Xin chào Luật sư. Vào khoảng đầu năm 2020, bố tôi có mua cho tôi một mảnh đất, đất này được xác định là đất liền kề, khi do tôi chưa làm sổ đỏ cho đất. Nay do việc cần dùng đến sổ đỏ nhà đất nên tôi muốn thực hiện yêu cầu cấp sổ đỏ đối với diện tích đất này. Tôi thắc mắc rằng đất liền kề có làm được sổ đỏ không? Khi nào thì đất liền kề này của tôi sẽ lên thổ cư? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, hiện nay do cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân là rất nhiều, tuy nhiên cần đáp ứng những điều kiện nhất định để thực hiện thủ tục này. Với thắc mắc nêu trên của bạn, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới dây để nhận được sự giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Đất liền kề là gì?
Hiện nay pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng không quy định hay giải thích thế nào là đất liền kề. Đồng thời trên thực tế “đất liền kề” cũng không được quan niệm thống nhất như một số loại đất khác như đất thổ cư (đất ở), đất xen kẹt,…
Mặc dù vậy, căn cứ vào thực tiễn và thuật ngữ “đất liền kề” có thể hiểu theo nghĩa phổ biến nhất như sau:
Đất liền kề là diện tích đất tiếp giáp với đất thổ cư trong thửa đất có nhiều loại đất khác nhau.
Về mặt pháp lý đất liền kề không có ranh giới cụ thể, đồng thời đất liền thường là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và các loại đất nông nghiệp khác như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,… tiếp giáp với phần diện tích đất ở trong cùng thửa đất.
Đất liền kề có đặc điểm như thế nào?
Đất liền kề có những đặc điểm nào cần lưu ý:
Diện tích đất
Diện tích đất theo quy định thì đất ở nằm liền kề với đất ao vườn (hay còn gọi là đất xen kẹt) là diện tích đất đai nằm ở trong cùng một thửa có căn hộ chung cư thuộc khu cư dân, được xác định là loại đất nông nghiệp do cơ quan Chính phủ có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận cho thuở đấy đó.
Định nghĩa về đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu cư dân, là diện tích đất được xác lập một cách rõ ràng và cụ thể là đất nông nghiệp. Khi loại đất này được cơ quan Chính phủ có thẩm quyền suy xét và cấp chứng từ chứng nhận nằm khoanh vùng ở phạm vi khu người dân đã được xác định ranh giới theo quy chế chuẩn của Pháp luật.
Đối tượng áp chế của đất liền kề
Loại đất này sẽ không áp chế đối với đất nông nghiệp do các tổ chức, UBND các xã, phường, thị trấn hợp tác và ký kết quản lý điều hành và sử dụng. Bên cạnh đó, không áp chế cho loại đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích hoạt động công ích. Những đối tượng được áp chế có thể kể đến đó là Ủy Ban Nhân Dân các cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn, dự án công trình xây dựng, các đơn vị quản lý nhà nước về Tài nguyên và môi trường tự nhiên, cá nhân sở hữu đất đang trực tiếp sử dụng.
Về ranh giới
Xét về ranh giới thì khu dân cư được phân định rõ ràng theo quy hoạch được cơ quan Chính phủ có thẩm quyền xét duyệt. Đối với trường hợp khu cư dân chưa có quy hoạch sẽ được xét duyệt. Được tiến hành bởi cơ quan thẩm quyền từ đó xác định theo ranh giới của thửa đất ở có chung cư hợp pháp.
Về tính pháp lý
Nhìn chung có thể thấy khu vực đất trống và đất liền kề có điểm chung và giống nhau về tính pháp lý. Hai loại đất này sẽ có sự đầu tư kỹ lưỡng và được quy hoạch cụ thể theo từng khu riêng, từng lô riêng và có giấy phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền, có sổ đỏ cấp cho người nắm giữ loại đất ở đó.
Đất liền kề có làm được sổ đỏ không?
Đất liền kề có thể làm được sổ đỏ nếu như chuyển đổi mục đích sử dụng đất liền kề thành đất thổ cư để ở. Đất liền kề chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư bằng cách xin giấy chứng nhận chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất phải là người chấp hành đúng pháp luật đất đai ở địa phương, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận và có văn bản cam kết về những nội dung chính sau:
Chấp hành các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phần diện tích nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, đê, sông, kênh, mương, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình an ninh, quốc phòng, quy hoạch thoát lũ theo quy định.
Bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phần diện tích nằm trong phạm vi chỉ giới mở đường quy hoạch và lối đi sử dụng chung của khu vực khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định. Nộp đủ nghĩa vụ tài chính về đất và các nghĩa vụ tài chính khác đúng thời hạn theo quy định khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Khi nào đất liền kề được chuyển thành đất thổ cư?
Điểm d và điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
….
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
…
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.”.
Như vậy, tất cả các loại đất muốn chuyển sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nói cách khác, đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thì chỉ khi nào có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) thì mới được phép chuyển sang đất ở (mới được xây dựng nhà ở…).
Ngoài ra, cơ quan nhà nước thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cũng không tự ý ra quyết định cho phép chuyển mục đích sang đất ở mà phải dựa trên những căn cứ nhất định.
Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được nêu rõ tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép chuyển (khu vực này quy định trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm).
Nói cách khác, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở khi đủ 02 điều kiện sau:
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện cho phép chuyển sang đất ở (kế hoạch sử dụng đất hàng năm được công khai nên người dân có thể tự mình kiểm tra hoặc hỏi ý kiến của công chức địa chính xã, phường, thị trấn).
– Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Đất liền kề có làm được sổ đỏ không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tách sổ đỏ, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Dành thời gian để tìm hiểu thông tin về lô đất nền liền kề định mua.
Lưu ý về tính pháp lý của đất liền kề.
Về giá đất liền kề.
Tìm hiểu uy tín của chủ đầu tư.
Căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 112 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 112. Nguyên tắc, phương pháp định giá đất
1. Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
…
d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau”.
Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.