Có được xây mộ trên đất người khác hay không?

06/07/2023 | 15:21 59 lượt xem SEO Tài

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn gửi câu hỏi được luật sư tư vấn. Cụ thể gia đình tôi một mảnh đất và trên đất có xây dựng hai ngôi mộ, khi nhà nước tiến hành mở rộng đường thì một ngôi mộ đã chuyển đi nhưng một ngôi mộ nhưng gia đình họ không chịu chuyển và khi xây mộ cũng không xin phép nhà tôi. Ngôi mộ này có từ trước khi chiến tranh kết thúc và trước khi gia đình tôi được cấp sổ đỏ. Tôi thắc mắc rằng pháp luật quy định có được xây mộ trên đất người khác hay không? Trong trường hợp này, gia đình tôi có quyền gì với ngôi mộ đó hay không và làm sao để chuyển ngôi mộ đó đi? Mong luật sư trợ giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, Tư vấn luật đất đai sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật Đất Đai 2013

Quy định về đất xây dựng mồ mả tại Việt Nam

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá và đóng vai trò không thể thay thế trong sự phát triển của một quốc gia. Nó là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất đai không chỉ đóng góp quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, gỗ, và các nguyên liệu quan trọng khác, mà còn là nền tảng của môi trường sống. Đất đai được phân chia thành các nhóm đất khác nhau

Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

– Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học; công nghệ; ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa; cảng hàng hải; hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ; và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

Chôn cất mồ mả tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng như sau:

– Khu mai táng, hỏa táng phải phù hợp với quy hoạch; có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng phù hợp đặc điểm phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo.

Có được xây mộ trên đất người khác hay không?

– Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.

– Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng, hỏa táng phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

– Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, mai táng hợp vệ sinh, trong khu nghĩa trang theo quy hoạch; xóa bỏ hủ tục trong mai táng, hỏa táng gây ô nhiễm môi trường.

– Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc mai táng, hỏa táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.

Có được xây mộ trên đất người khác hay không?

Theo như bạn cho biết thì gia đình bạn đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì vậy gia đình bạn sẽ có đầy đủ các quyền lợi và được Nhà nước bảo vệ quy định tại Khoản 16 Điều 1 Luật Đất đai năm 2013:

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Việc gia đình kia xây dựng mồ mả trong đất nhà bạn mà chưa được sự đồng ý của gia đình nhà bạn là vi phạm về quyền lợi hợp pháp của gia đình bạn theo quy định tại Luật đất đai năm 2013 như sau:

Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Như vậy việc xây dựng của gia đình kia mà chưa có sự đồng ý của gia đình bạn là vi phạm quyền lợi của gia đình bạn và gia đình bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng theo chúng tôi, việc xây dựng mồ mả là liên quan đến tâm linh, tín ngưỡng nên hai gia đình nên ngồi lại thỏa thuận với nhau để giải quyết vấn đề.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Có được xây mộ trên đất người khác hay không?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Cần lưu ý gì khi chọn đất xây mộ?

Nên chọn đất tốt làm mồ mã, tuổi gì cũng phải đặt hình địa bàn phân Đông, Tây, Nam, Bắc. Nên lựa bên hướng có Sanh Khí mà quay đầu. Chẳng hạn, có thành mộ và đường đi vô thì cứ giữ bên tay phải mà làm đường đi. Phía sau như gần núi thì trở đầu về phía núi, dần sông thì trở về phía mé sông. Nếu gần chùa thì rở đầu về phía chùa. Không nên trở đầu về hướng có đình miếu. Nếu có đất rộng rãi thì để phía đầu được rộng cao tốt.
Nên chọn những vị trí đất có gò cao, không bị đào xới, cây cỏ xung quanh luôn tươi xanh. Đất ở đây phải có độ rắn, thớ đất mịn màng và không được trũng nước và không được quá tơi xốp. Chúng ta cần lưu ý thêm một điều đó là màu sắc đất được đánh giá có khí chất tốt đó là màu vàng nhạt và màu nâu đậm.

Một số nguyên tắc về xem thế đất đặt mộ

Tránh những nơi có nhiều gió thổi thẳng vào mặt mộ, ví dụ như trên đỉnh đồi, nơi luôn có gió lớn.
Trái Phải tốt nhất có Sa hộ vệ.
Lập đương vận vượng sơn vượng hướng hoặc lập hướng thu cát thủy trước mặt.
Không đặt mộ nơi có những cây to cổ thụ, rễ cây vươn ra có thể đâm vào mộ.
Tránh những nơi ồn ào, hay có chấn động như gần đường lớn, gần nhà máy sản xuất, công trường

Khi xây mộ cần lưu ý gì?

Khi xây mộ phần chúng ta cần phải lưu ý:
Không xây dựng mộ phần ở gần những nơi ồn ào và ô nhiễm.
Không nên xây dựng mộ phần ở gần cây lớn, tránh ảnh hưởng tới phong thủy của mộ phần.
Nên đắp thêm cỏ xanh trên và xung quanh mộ phần.
Tránh xây mộ ở nơi có đường đâm ngang, đường xuyên thẳng vào mộ.
Nếu có thể, nên chọn những vị trí có long mạch chảy qua, khi đặt phải tránh đè vào long mạch.