Chuyển nhượng là thủ tục cần thiết khi người dân muốn chuyển quyền sử dụng định đoạt nhà đất sang cho người khác. Trên thực tế, việc chuyển nhượng đất đai có thể xuất phát từ giao dịch mua bán, tặng cho, thừa kế,… Tuy nhiên, dù là xuất phát từ giao dịch nào thì người dân cũng cần phải tuân thủ các quy trình thủ tục theo luật định. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện hành, trình tự thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết được thực hiện như thế nào? Chồng chết không để lại di chúc thì vợ có được toàn quyền phân chia tài sản của chồng không? Thời gian giải quyết thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết mất bao lâu? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Chồng chết không để lại di chúc thì vợ có được toàn quyền phân chia tài sản của chồng không?
Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật quy định:
Người thừa kế theo pháp luật
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định trên, người mất không để lại di chúc thì tài sản của người mất sẽ được chia theo hàng thừa kế.
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy trong trường hợp này, người vợ không có quyền tự ý phân chia tài sản của người chồng mà tài sản của người chồng sẽ được chia đều cho những người trong hàng thừa kế. Ngoài ra những người thuộc hàng thừa kế sẽ có thể tự thỏa thuận về việc chia thừa kế.
Thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết
Thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất trong trường hợp người vợ là người thừa kế duy nhất
Áp dụng Bộ luật dân sự 2015, có thể hiểu như sau: Người vợ là người thừa kế duy nhất có nghĩa là: Ngoài người vợ thì không còn một ai thuộc các diện hay hàng thừa kế nào khác. Cũng có thể, có những người khác cũng thuộc diện và hàng thừa kế nhưng họ từ chối quyền thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế. Đối với trường hợp này, các bước thực hiện thủ tục chuyển tên sổ đỏ sẽ tương đối đơn giản. Nếu người chồng chất để lại dị chúc thì sẽ chia theo di chúc. Nếu người chồng chết không để lại di chúc thì sẽ chia theo pháp luật.
Thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1. Khai nhận di sản thừa kế.
Văn bản khai nhận di sản thừa kế cần được công chứng. Vì vậy, người vợ sẽ đến các văn phòng công chứng hoặc các phòng công chứng để làm thủ tục. Các giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao di chúc (nếu thừa kế theo di chúc);
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;
- Giấy đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng;
- Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
- Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;
- Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất;
- Thỏa thuận tài sản chung/riêng (nếu có).
Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất
Người vợ cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận;
- Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế;
- Đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN;
- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế (nếu có);
- Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01;
- Giấy tờ chứng minh thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).
Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ
Người vợ có thể nộp hồ sơ tại một trong những nơi sau:
- Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
- UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận và gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Sau khi nhận được thông báo nộp tiền (thuế, lệ phí) thì người vợ sẽ nộp theo thông báo. Sau đó, văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thông tin vào Giấy chứng nhận.
Thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất trong trường hợp người vợ không phải là người thừa kế duy nhất
Đây là trường hợp người vợ không là người duy nhất được hưởng thừa kế là mảnh đất/nhà đất cần thực hiện thủ tục chuyển tên sổ đỏ. Ngoài người vợ ra thì diện thừa kế di sản của người chồng còn có những người khác nữa như các con chung, bố mẹ, con nuôi, anh chị em, cô dì chú bác…của người chồng hoặc bất cứ một người nào đó theo di chúc của người chồng để lại. Lúc này, việc chuyển tên sổ đỏ cho vợ còn phụ thuộc vào những người đồng thừa kế. Nếu những người đồng thừa kế thống nhất rằng người vợ sẽ là người duy nhất được hưởng di sản này. Các bước thực hiện sẽ bao gồm:
Bước 1. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Tất cả những người thuộc các diện, các hàng thừa kế phải thống nhất để người vợ được hưởng toàn bộ phần di sản mà người chồng để lại. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản và phải được công chứng.
Những người đồng thừa kế có thể lập trước văn bản thỏa thuận. Sau đó mang tới các phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng để làm thủ tục công chứng. Tuy nhiên, trên thực tế thì các tổ chức công chứng sẽ tư vấn và soạn thảo văn bản này trực tiếp tại nơi công chứng. Vì vậy, người vợ cùng những người thừa kế khác có thể cùng nhau đến các tổ chức công chứng để làm thủ tục. Những người nào không đi được thì có thể ủy quyền bằng văn bản.
Bước 2. Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ.
Ngoài việc cần chuẩn bị văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng, thành phần hồ sơ và cách thức nộp hồ sơ làm thủ tục chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất cũng tương tự như trường hợp trên.
Thời gian giải quyết thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết mất bao lâu?
Theo quy định tại điều 61 nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Thời gian chuyển tên sổ đỏ cho vợ khi chồng mất là trong vòng 10 ngày. Kể từ ngày đã thực hiện phân chia xong quyền sử dụng đất/nhà đất là di sản thừa kế của chồng.
“2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;”
Lệ phí làm thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết
Khi thực hiện thủ tục sang tên sổ phải thực hiện đóng đầy đủ các loại thuế khi chuyển nhượng quyền sở hữu đất, đó là:
Thứ nhất, lệ phí sang tên gồm:
- Lệ phí địa chính: trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính 15.000 đồng/trường hợp;
- Lệ phí thẩm định: mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp);
Thứ hai, lệ phí trước bạ có công thức tính như sau:
Tiền lệ phí phải nộp = Diện tích đất x Giá đất x 0,5%
Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân: với thuế thu nhập cá nhân, do sổ đỏ được chồng sang tên cho vợ nên được miễn phí thuế thu nhập.
Theo Điều 4, Khoản 1 và Khoản 4 của luật thuế thu nhập cá nhân 2007 đã nêu rõ những trường hợp chuyển nhượng bất động sản sau đây không phải đóng thuế:
- Giữa vợ với chồng;
- Giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
- Giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
- Giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
- Giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể;
- Giữa ông nội, bà nội với cháu nội;
- Giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
- Giữa anh, chị, em ruột với nhau.
Dịch vụ tư vấn thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết
Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề làm thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết. Hãy sử dụng Dịch vụ tư vấn thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết của Tư vấn luật đất đai. Tư vấn luật đất đai chuyên tư vấn, soạn thảo hợp đồng; và tiến hành hỗ trợ các thủ tục liên quan đến thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết theo quy định của pháp luật một cách nhanh chóng và chính xác.
Khi sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết của Tư vấn luật đất đai. Chúng tôi sẽ thực hiện:
- Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến làm thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết
- Soạn thảo văn bản, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết
- Trực tiếp thực hiện các thủ tục cấp giấy phép, giấy tờ, thủ tục hành chính khác
- Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan Nhà nước
- Tư vấn nội dung thủ tục để làm thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết;…
Tại sao khách hàng nên sử dụng dịch vụ của Tư vấn luật đất đai?
Tư vấn luật đất đai sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:
- Thông tin tuyệt đối chính xác: Chúng tôi đảm bảo thông tin chính xác 100% khi cung cấp báo cáo cho khách hàng. Nếu có bất kỳ sai sót nào về thông tin bên mình hoàn toàn chịu trách nhiệm.
- Bảo mật tuyệt đối 100%: Mọi thông tin khách hàng: thông tin cá nhân khách hàng, thông tin nhiệm vụ, thông tin đối tượng khảo sát đều được chúng tôi bảo mật tuyệt đối không phải bên thứ ba biết mà không có sự cho phép từ phía khách hàng.
- Tính chuyên nghiệp: Với kinh nghiệm và chuyên môn của đội ngũ luật sư với nhiều năm kinh nghiệm thực tế, chúng tôi đảm bảo được tính chuyên nghiệp, nghiêm túc, hiệu quả. Tư vấn luật đất đai đều có thể giúp bạn đại diện, nhận và bàn giao kết quả đúng với thời gian đã hẹn.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho khách hàng: Chi phí dịch vụ của Tư vấn luật đất đai có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm đối với khách hàng.
Tư vấn luật đất đai cung cấp dịch vụ pháp lý với tôn chỉ TẬN TÂM – UY TÍN – HIỆU QUẢ. Luôn hướng đến việc đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của khách hàng
để khách hàng có thể tin tưởng giao phó trách nhiệm, đảm bảo đúng quy định pháp luật và bảo vệ quyền lợi cho cá nhân/pháp nhân.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục chuyển nhượng đất khi chồng chết”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, mang biên lai đã nộp quay lại bộ phận 1 cửa của Uỷ ban nhân dân cấp Quận (huyện) nơi có nhà đất để trả lại biên lai nộp thuế và nhận giấy hẹn lấy sổ.
Áp dụng Bộ luật dân sự 2015, có thể hiểu như sau: Người vợ là người thừa kế duy nhất có nghĩa là: Ngoài người vợ thì không còn một ai thuộc các diện hay hàng thừa kế nào khác. Cũng có thể, có những người khác cũng thuộc diện và hàng thừa kế nhưng họ từ chối quyền thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế.
Đối với trường hợp này, các bước thực hiện thủ tục chuyển tên sổ đỏ sẽ tương đối đơn giản. Nếu người chồng chất để lại dị chúc thì sẽ chia theo di chúc. Nếu người chồng chết không để lại di chúc thì sẽ chia theo pháp luật.
Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.”
Như vậy, dù quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng nhưng nếu vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người thì được đứng tên một người. Hay nói cách khác, Giấy chứng nhận đứng tên một người vẫn có thể là tài sản chung.