Với đặc điểm là một nước phát triển trọng điểm nền nông nghiệp thì diện tích đất nông nghiệp của nước ta hiện nay là không nhỏ, trong số đó, loại đất đóng vai trò quan trọng nhất phải kể đến đó là đất trông cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. hai loại đất này không chỉ có diện tích lớn mà giá trị lợi ích về kinh tế đem lại cho nước ta cũng không nhỏ. Bởi vậy nên các quy định của pháp luật về hai loại đất này cũng đã được hoàn thiện với hướng nhằm bảo vệ diện tích tích đất nông nghiệp hiện nay của nước ta. Vậy thì “Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm” khác nhau như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.
Quy định về đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây hàng năm
Căn cứ Thông tư 28/2004/TT-BTNMT có giải thích:
“Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.”
Tuy nhiên, hiện nay Thông tư này đã hết hiệu lực được thay thế bởi Thông tư 28/2014/TT-BTNMT
Căn cứ Điều 9 Thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy định về chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất
“Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất và được phân chia từ khái quát đến chi tiết theo quy định như sau:
1.Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
a) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm;
Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác).”
Như vậy, đất trồng cây hàng năm gồm các loại đất trồng lúa gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúc nước còn lại và đất trồng lúa nương.
Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại:
- Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương);
- Đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác).”
- Đất trồng cây hằng năm khác là đất chuyên trồng các loại cây có thời hạn sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (1) năm, chủ yếu để trồng màu, hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, cỏ không dùng trong chăn nuôi.
Đất trồng cây lâu năm
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Căn cứ vào phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, gồm:
– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…
– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…
– Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…
– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm khác nhau thế nào?
Căn cứ vào quy định về phân loại đất thì cả đất trồng cây lâu năm lẫn đất trồng cây hàng năm đều thuộc đất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu đánh giá chi tiết thì đây là 2 loại đất hoàn toàn khác biệt với nhau.
Điểm giống nhau
Đất trồng cây hàng năm và lâu năm có một số điểm giống nhau như sau:
- Đều thuộc nhóm đất nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai hiện hành. Cụ thể hơn là thuộc đất sản xuất nông nghiệp theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT.
- Đều có thời hạn sử dụng đất theo Luật đất đai mới nhất 2013. Cụ thể, thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm được nâng lên là 50 năm bằng với thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm. Các thủ tục, quy định gia hạn thời hạn sử dụng đất cũng có nhiều sự tương đồng.
- Đều thuộc quyền sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định.
- Là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
- Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Điểm khác nhau
Khái niệm
Đất trồng cây hàng năm là đất được sử dụng cho mục đích trồng các loại cây gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không vượt quá 1 năm, kể cả các loại cây hàng năm có lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không vượt quá 5 năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ.
Đất trồng cây lâu năm là đất được sử dụng cho mục đích trồng các loại cây được trồng chỉ 1 lần, sinh trưởng và thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông Tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT vào ngày 30/6 của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn – Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường phê duyệt và nhất trí.
Phân loại
Theo Luật Đất Đai 2013, đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Cụ thể:
- Đất trồng lúa: là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ 1 vụ trở lên hoặc kết hợp giữa trồng lúa và các mục đích sử dụng khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa nương, đất trồng lúa nước còn lại.
- Đất trồng cây hàng năm khác: là đất trồng cây hàng năm không phải đất trồng lúa như các loại rau, màu kể cả cây dược liệu gồm gai, đay, mía, cói, sả, dâu tằm, đất trồng cỏ hoặc trồng cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy dùng để trồng cây hàng năm khác.
Trình tự thủ tục chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang trồng cây lâu năm không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động. Tuy nhiên, không phải toàn bộ đất trồng cây hàng năm khi chuyển sang trồng cây lâu năm thì không phải xin phép; trường hợp đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm phải được phép của cơ quan nhà nước.
Khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm khác sang trồng cây lâu năm như sau:
* Hồ sơ đăng ký biến động
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm:
– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.
– Giấy chứng nhận.
* Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ
Theo khoản 2, 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ theo cách sau:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn).
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã
– Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa ở cấp huyện.
– Nếu chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ như sau:
+ Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết
Bước 3: Trao kết quả
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm” .Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn Luật đất đai.com với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như chia nhà đất sau ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?
- Thù lao môi giới và hoa hồng môi giới?
- Cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp nào?
Câu hỏi thường gặp
Rủi ro mua đất trồng cây hàng năm hay lâu năm xảy ra khi bạn không nắm rõ pháp lý quy hoạch, nhầm tưởng ý định khi mua, trong bất động sản rủi ro thường đi kèm lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, và ngược lại. Để đảm bảo tài sản an toàn trước những thương vụ đầu tư, chúng ta xác định rủi ro có thể xảy ra. Xem xét đến:
+ Thị trường: mua phải hàng hớ, giá quá cao so với thị trường, ví dụ đáng nhẽ giá 100 triệu/1.000m2 nhưng bạn lại mua với giá 120 triệu/1.000m2.
+ Pháp lý: yếu tố hàng đầu, hãy nhớ rằng nếu đã không xác định được tính pháp lý thì tốt nhất bạn không nên đầu tư, xem xét các vấn đề như có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa, đất có đang tranh chấp không (chủ cũ, đồng sở hữu hay vay ngân hàng), đất đã đủ điều kiện đưa vào giao dịch không (không nên mua đất vi bằng)
+ Quy hoạch: thông tin để xác nhận mục đích đầu tư để sinh lợi thì quy hoạch là một trong những yếu tố xác định giá trị bất động sản
+ Người bán: Không nắm rõ người bán, thông tin mịt mờ sẽ rủi ro mất tiền, xác minh kỹ người bán có phải chủ sở hữu hợp pháp duy nhất của mảnh đất không? điều này giúp bạn an tâm hơn khi tiến hành giao dịch.
Trường hợp chuyển đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất ổn định lâu dài.
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.
Khi hết thời hạn, được xem xét gia hạn nhưng không quá 50 năm nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Thời hạn sử dụng đất được tính từ thời điểm có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Trường hợp thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất (mua bán, tặng cho, chuyển đổi…)
Sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy định thời hạn thì thời hạn là thời gian sử dụng đất còn lại của thời hạn sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Người nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với loại đất được sử dụng ổn định lâu dài thì được sử dụng đất ổn định lâu dài.
Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định các nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Mục đích sử dụng đất được ghi rõ tại trang 2 của giấy chứng nhận theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
Như vậy, người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy chứng nhận, trường hợp muốn xây dựng nhà ở phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được xây dựng nhà ở khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Lưu ý: Không phải khi nào làm đơn xin phép thì cũng được chuyển mục đích sử dụng đất vì cơ quan nhà nước dù có thẩm quyền nhưng khi ra quyết định phải dựa trên căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.