Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì?

24/08/2023 | 09:16 187 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay quy định về việc lấn chiếm đất như thế nào? Tôi và nhà hàng xón trước đây có cây cọc phân chia ranh đất. Tuy nhiên họ lại tự ý dời cột và muốn lần chiếm đất của tôi. Tôi cũng có gặp mặt nói chuyện đối chất nhưng bên đó chối, nhất quyết không chịu giải quyết mâu thuẫn trong êm đẹp. Tôi có thể kiện họ ra ủy ban nhân dân hay tòa án về hành vi lấn chiếm đất được hay không? Lấn chiếm đất đai hàng xóm là vi phạm gì? Mong được Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai. Vấn đề “Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì” chúng tôi xin tư vấn đến bạn đọc như sau:

Hành vi lấn chiếm đất là gì?

Trong thực tiễn hiện nay về quá trình sử dụng đất của người dân, lấn chiếm đất xảy ra tương đối phổ biến. Căn cứ Tại khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP đã giải thích về hành vi lấn đất, chiếm đất như sau:

– Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà:

  • Không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; hoặc
  • Không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

– Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép.
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép.
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp).

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì?

Lấn chiếm đất nhà hàng xóm được xác định là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy cụ thể hành vi này vi phạm pháp luật nào và mức phạt tương ứng ra sao? Chúng tôi xin được tư vấn đến bạn đọc như sau:

Để xác định hành vi lấn chiếm đất nhà hàng xóm có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không thì trước tiên ta căn cứ theo quy định tại Điều 176 Bộ luật dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản. Theo quy định này thì chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Tức là chỉ được xây dựng, sử dụng đối với phần đất mà mình được nhà nước công nhận quyền sử dụng.

Bên cạnh đó thì tại điều 12, Luật Đất đai 2013 có quy định rằng hành vi lấn chiếm đất đai là một trong những hành vi bị cấm

Theo đó thì lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự dịch chuyển mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không có sự cho phép của một trong hai chủ thể là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó. Còn chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp như là tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép; tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép; sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng; sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, từ những lập luận cùng những căn cứ pháp lý đã nêu trên ta có thể khẳng định rằng hành vi lấn chiếm đất nhà hàng xóm là một hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể đây là hành vi lấn chiếm đất bị cấm theo quy định của Luật đất đai 2013.

Hàng xóm lấn chiếm đất làm gì để đòi lại quyền lợi?

Có thể thấy rằng việc tranh chấp đòi lại quyền lợi khi bị hàng xóm lấn chiếm đất là việc làm cần thiết. Tranh chấp này nếu như không thể giải quyết bằng thương lượng được thì có thể kiện ra Tòa án . Những việc cần làm khi hàng xóm lấn chiếm đất là:

Căn cứ theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai hiện hành, khi bị hàng xóm lấn chiếm đất, người bị lấn chiếm giải quyết như sau:

  • Thương lượng, hòa giải với người có hành vi lấn chiếm đề đòi lại phần diện tích bị lấn chiếm; hoặc
  • Gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành hòa giải nếu không thể tự hòa giải.
  • Người có đất bị lấn chiếm khởi kiện đến Tòa án theo quy định trong trường hợp các bên hòa giải không thành.

Cụ thể:

  • Thương lượng, hòa giải đòi lại phần diện tích đất bị lấn chiếm:

Căn cứ khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Theo đó, trước tiên người bị lấn chiếm đất có thể thương lượng, tự hòa giải để giải quyết vụ việc.

Trường hợp hai bên không thể tự thương lượng, thỏa thuận có thể làm đơn yêu cầu hòa giải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải (căn cứ theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013). Trong đó:

Trách nhiệm tổ chức hòa giải: Thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị tranh chấp, trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Sau khi tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã:

Nếu hòa giải thành: Thực hiện theo kết quả hòa giải. Trường hợp lấy lại được đất bị lấn chiếm và có thay đổi hiện trạng về ranh giới đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để sửa lại ranh giới.
Nếu hòa giải không thành: Người bị lấn chiếm đất có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp để giải quyết (theo khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013).

  • Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp:
  • Trường hợp đất đã có Sổ đỏ:

Trong trường hợp các bên tranh chấp có Sổ đỏ hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất, nếu muốn giải quyết tranh chấp thì chỉ được khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Biên bản hòa giải có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
  • Giấy tờ của người khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân.
  • Các giấy tờ chứng minh khác theo yêu cầu khởi kiện của bên khởi kiện (ví dụ như văn bản đo đạc, trích lục hồ sơ địa chính…
Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì?

Mức phạt hành vi lấn chiếm đất hàng xóm là bao nhiêu?

Luật đất đai hiện nay nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai của chủ thể khác. Do vậy ai có hành vi vi phạm quy định này thì có thể sẽ bị phạt. Quy định về mức phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất được quy định như sau:

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với hành vi lấn, chiếm đất phụ thuộc vào loại đất bị lấn chiếm, diện tích, khu vực và người thực hiện hành vi. Cụ thể:

Diện tích lấn chiếmMức phạt tiền
Khu vực nông thônKhu vực đô thị
Lấn, chiếm đất chưa sử dụng
Dưới 0,05 héc ta02 – 03 triệu đồngMức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta03 – 05 triệu đồng
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta05 – 15 triệu đồng
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta15 – 30 triệu đồng
Từ 01 héc ta trở lên30 – 70 triệu đồng
Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất
Dưới 0,05 héc ta03 – 05 triệu đồngMức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta05 – 10 triệu đồng
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta10 – 30 triệu đồng
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta30 – 50 triệu đồng
Từ 01 héc ta trở lên50 – 120 triệu đồng
Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất
Dưới 0,02 héc ta03 – 05 triệu đồngMức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta05 – 07 triệu đồng
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta07 – 15 triệu đồng
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta15 – 40 triệu đồng
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta40 – 60 triệu đồng
Từ 01 héc ta trở lên60 – 150 triệu đồng
Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp
Dưới 0,05 héc ta10 – 20 triệu đồngMức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;20 – 40 triệu đồng
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta40 – 100 triệu đồng
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta100 – 200 triệu đồng
Từ 01 héc ta trở lên.200 – 500 triệu đồng

Ngoài hình thức xử phạt tiền nêu trên, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
  • Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất;
  • Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Lấn chiếm đất nhà hàng xóm là vi phạm gì?”  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý giá thu hồi đất…. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu được tính thế nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu được tính như sau:
Lệ phí trước bạ = 0.5% x (Giá 01 m2 trong bảng giá đất x Diện tích được cấp

Hàng xóm lấn chiếm đất xử lý thế nào?

Thứ nhất: Hòa giải cho hai bên gia đình
Thứ hai: Thực hiện khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân

Xử phạt hành chính lấn chiếm đất đai thế nào?

Tùy thuộc vào từng loại đất và diện tích lấn chiếm mà người có hành vi vi phạm bị xử phạt bằng tiền với mức phạt là khác nhau và các biện pháp nhằm khắc phụ hậu quả, được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Ví dụ: A và B là hàng xóm. Khi A xây tường rào có lấn sang vườn nhà B một khoảng có diện tích là 5 m2 . Theo đó, A phải thực hiện tháo dỡ phần công trình lấn sang đất nhà B đồng thời bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.