Chi phí thẩm định giá nhà đất là bao nhiêu?

03/02/2023 | 17:52 2383 lượt xem SEO Tài

Không phải ai cũng có đủ kiến thức chuyên môn để có thể xác định chính xác giá của bất động sản, căn hộ. Do đó các công ty cung cấp dịch vụ thẩm định nhà đất ra đời để hỗ trợ người dân giải quyết vấn đề trên. Phí thẩm định giá nhà đất có thể hiểu là phí dịch vụ để thuê một đơn vị có đủ chức năng về pháp lý, chuyên môn kỹ thuật để thực hiện thẩm định giá của nhà, đất, căn hộ. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về chi phí thẩm định giá nhà đất qua bài viết bên dưới.

Các trường hợp thẩm định giá nhà đất

Người dân có nhu cầu tìm đến các đơn vị thẩm định giá nhà đất khi:

  • Cần thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng hoặc bảo lãnh tín dụng
  • Cần chuyển nhượng hoặc mua bán bất động sản đang thẩm định giá
  • Bất động sản cần thẩm định để góp vốn vào công ty liên danh
  • Dùng bất động sản làm vốn thành lập hay cổ phần hóa doanh nghiệp
  • Thẩm định giá bất động sản để giải quyết nợ nần
  • Hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp
  • Xử lý khiếu nại hoặc đền bù tài sản
  • Chi trả các quyền lợi bảo hiểm
  • Phục vụ quá trình kiểm toán, hạch toán, kiểm toán, kê khai thuế
  • Thẩm định đúng giá bất động sản để tư vấn và lập dự án đầu tư

Chi phí thẩm định giá nhà đất

Phí thẩm định giá nhà đất là phí dịch vụ để thuê một đơn vị đủ chức năng về pháp lý cũng như chuyên môn kỹ thuật để thẩm định giá của một sản phẩm bất động sản. Biểu phí thẩm định giá nhà đất hoàn toàn khác so với giá trị của nhà đất đó được công bố sau khi thẩm định.

Thông thường, phí thẩm định giá nhà đất được tính dựa trên tổng giá trị bất động sản đó. Về cơ bản, mức phí thẩm định giá nhà đất năm 2022 như sau:

  • Bất động sản có giá trị dưới 5 tỷ đồng: phí thẩm định giá nhà đất là ~ 2.500.000đ.
  • Bất động sản có giá trị từ 5 – 10 tỷ đồng: phí thẩm định giá nhà đất là ~ 4.700.000đ.
  • Bất động sản có giá trị 10 – 20 tỷ đồng: phí thẩm định giá nhà đất là ~ 6.700.000đ.
  • Bất động sản có giá trị 20 – 30 tỷ đồng: phí thẩm định giá nhà đất là ~ 10.000.000đ.
  • Bất động sản có giá trị 30 – 40 tỷ đồng: phí thẩm định giá nhà đất là ~ 12.800.000đ.
  • Bất động sản có giá trị 40 – 50 tỷ đồng: phí thẩm định giá nhà đất là ~ 15.500.000đ.

Các phương pháp định giá nhà đất

Chi phí thẩm định giá nhà đất
Chi phí thẩm định giá nhà đất

Hiện nay, nhà đất được định giá theo các phương pháp sau:

Phương pháp so sánh

Phương pháp định giá bất động sản này dựa trên việc so sánh với giá của các sản phẩm bất động sản tương tự. Trong đó các bất động sản này đã được giao dịch trên trên thị trường trong thời gian gần đây hoặc đang hình thành giá.

Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi và rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp thẩm định giá này là người thực hiện cần phải thu thập đầy đủ mọi thông tin về lịch sử giao dịch bất động sản tương tự. Nhiều khi sẽ rất khó tìm được tài sản tương tự với bất động sản mà bạn đang cần thẩm định giá.

Phương pháp chi phí 

Phương pháp chi phí hay còn được mọi người biết đến là phương pháp giá thành. Phương pháp này được áp dụng để định giá cho những sản phẩm mà rất ít khi được giao dịch trên thị trường bất động sản như: trường học, bệnh viện, nhà thờ,…

Dựa vào nguyên tắc thay thế trong thẩm định giá bất động sản, phương pháp này cho phép đưa ra giả định. Có nghĩa là giá trị của bất động sản hiện có sẽ được đo bằng: chi phí để làm ra một tài sản tương tự cộng với mọi chi phí xây dựng hiện hành. Phương pháp chi phí đòi hỏi thẩm định viên phải có nhiều kinh nghiệm về loại hình tài sản có giá trị cao.

Phương pháp thặng dư 

Phương pháp thặng dư được áp dụng vào việc tính toán giá trị của những bất động sản không phải theo hiện trạng sử dụng. Mà thường căn cứ vào mục đích bất động sản đó sẽ được sử dụng thế nào trong tương lai cũng như theo quy hoạch sẽ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phương pháp thặng dư chính là một dạng của phương pháp giá thành và theo nguyên tắc: Giá trị đất đai được xác định trên cơ sở giá trị còn lại, sau khi lấy giá trị công trình bất động sản trừ đi tổng số chi phí và lợi nhuận.

Phương pháp lợi nhuận

Phương pháp thặng dư được dùng để xác định giá trị của loại hình bất động sản đặc biệt như khách sạn, rạp chiếu phim, nhà máy,… Đây là những tài sản đất đai mà có khả năng sinh ra lợi nhuận cao trong tương lai.

Thẩm định giá theo phương pháp này thường tính bằng cách: Lấy giá trị sinh lời trừ đi mọi chi phí quản lý kinh doanh thì sẽ có được thu nhập ròng hằng năm của bất động sản đó. Nhưng phương pháp này rất khó xác định được lãi suất vốn hóa, do đó mức thu nhập thực tế có thể sẽ không khớp với mức lợi nhuận ước tính.

Phương pháp thu nhập 

Phương pháp thu nhập hay còn gọi là phương pháp vốn hóa hoặc đầu tư. Cách thẩm định giá bất động sản này dựa trên việc sử dụng tỷ suất vốn hòa sao cho hợp lý. Giá trị thu nhập có thể được quy đổi để người thẩm định có thể định được giá của bất động sản.

Việc xác định tỷ suất vốn hóa được coi khá là phức tạp. Bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thời gian tương đối dài. Đôi khi chi phí bỏ ra sẽ lớn hơn phí thẩm định giá bất động sản từ các công ty thẩm định giá.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Chi phí thẩm định giá nhà đất“ đã được Tư vấn Luật Đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Tra cứu chỉ giới xây dựng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ thẩm định giá nhà đất

– Công văn đề nghị được thực hiện thẩm định giá.
– Các văn bản thể hiện quyền sở hữu của tổ chức đối với bất động sản.
– Các văn bản của các cấp có thẩm quyền đồng ý và cho phép tiến hành thẩm định giá.
– Bản đồ quy hoạch tổng thể của khu vực (trích lục).
– Bản đồ quy hoạch chi tiết của khu vực (trích lục).
– Chi tiết về quy hoạch từ cơ quan có chức năng tại địa phương hoặc của văn phòng quy hoạch đô thị (bản sao).
– Giấy phép xây dựng nhà, các bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán, sơ đồ vị trí của bất động sản và các bản vẽ khác (bản sao).
– Bản vẽ hoàn công và hồ sơ quyết toán công trình xây dựng bđs.
– Ảnh chụp toàn cảnh vị trí bất động sản.
– Những tài liệu khác thể hiện tính pháp lý và kỹ thuật của bất động sản;
– Hộ khẩu thường trú của chủ sở hữu bất động sản (bản sao) – đối với tài sản cá nhân.
– Giấy phép đăng ký kinh doanh trên bđs (bản sao) – đối với tài sản doanh nghiệp.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
– Trường hợp chủ nhà đất có các giấy tờ kể trên nhưng không đúng tên chủ đang sử dụng thì cần phải có các giấy tờ kèm theo như: Giấy tờ mua bán nhà, giấy tờ thừa kế, chia nhà đất,…
– Có tranh chấp hay không với các chủ sở hữu bất động sản liền kề, di chúc, thừa kế.
– Các hợp đồng mua, bán và cho thuê sản phẩm bất động sản (bản sao).
– Những tài liệu khác thể hiện tính pháp lý của nhà đất.

5 cách định giá nhà đất nhanh chóng

– Định giá thông qua vị trí;
– Định giá thông qua tình trạng nhà đất;
– Định giá qua bảng giá đất;
– Khảo sát trên các kênh rao vặt;
– Thẩm định giá nhà đất thông qua môi giới.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá

Giá thị trường đã trở thành một yếu tố tất yếu của thị trường, bất cứ hàng hóa nào lưu thông trên thị trường đều bị chi phối bởi giá thị trường và không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà còn ảnh hưởng bởi giá thị trường thế giới.
Thẩm định giá bị ảnh hưởng bởi địa điểm và thời điểm do giá thị trường biến đổi nhanh chóng tại thời điểm này, giá trị bằng tiền của tài sản có thể rất thấp nếu như nhu cầu của người mua giảm nhưng có thể thay đổi chỉ trong một thời gian ngắn nếu lại có sự biến đổi về nhu cầu hay sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, giá tài sản tại nơi có giao thông thuận lợi hoặc giữa vùng này với vùng khác cũng có những sự khác nhau nhất định.
Sự tác động của mục đích thẩm định giá không giống với thời điểm và địa điểm do tác động không phải trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị bằng tiền của tài sản mà nó ảnh hưởng đến người sử dụng kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức