Tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo xử lý thế nào?

21/11/2022 | 16:05 88 lượt xem Thủy Thanh

Đi kèm với sự phát triển của nên kinh tế xã hội thì nhu cầu về mặt đời sống tinh thần của người dân cũng ngày một tăng cao. Điều này đã khiến cho việc xuất hiện ngày càng nhiều hơn các cơ sở tôn giáo, dẫn đến việc nhu cầu sử dụng đất để xây dựng, mở rộng các cơ sở tôn giáo cũng ngày càng lớn. Nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo càng cao thì càng dễ dẫn đến những tranh chấp liên quan đến đất của cơ sở tôn giáo xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp. Vậy việc giải quyết các ” tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo” được thực hiện như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, ở huyện tôi có một ngôi chùa đang được xây dựng, tuy nhiên trong quá trình thi công thì có một nhà ở gần chùa đã nói rằng một phần đất của chùa đang xây đó là đất của nhà họ, còn bên phía nhà chùa thì cũng khẳng định phần đất đó là được Nhà nước giao đất cho nhà chùa. Luật sư cho tôi hỏi là khi xảy ra tranh chấp liên quan đến đất đai của cơ sở tôn giáo thì sẽ được giải quyết như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Quy định của pháp luật về đất cơ sở tôn giáo

Điều 159 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

1.    Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

2.    ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

Căn cứ theo Điều 7, Điều 10, Điều 54, Điều 159, Điều 169 Luật Đất đai 2013 quy định về đất tôn giáo gồm những đặc điểm sau:

+, Đất tôn giáo (đất cơ sở tôn giáo) thuộc nhóm đất phi nông nghiệp;

+, Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;

+, Đất cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;

+, Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất.

Cần lưu ý rằng đối với đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được xem là đất tín ngưỡng theo quy định tại Điều 160 Luật Đất đai 2013. Tức không phải là đất tôn giáo.

Nguồn gốc hình thành đất cơ sở tôn giáo

– Nhà nước giao quyền sử dụng đất 

Nhà nước giao quyền sử dụng đất là việc nhà nước đưa ra quyết định giao đất cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất. Cơ sở tôn giáo khi được nhà nước giao đất không phải trả tiền sử dụng đất. Để giao đất cho cơ sở tôn giáo thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất được giao cho cơ sở tôn giáo.

Luật Đất đai năm 2013 không quy định hạn mức cụ thể cho cơ sở tôn giáo, mà hạn mức này sẽ giao cho cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương để xác định sao cho phù hợp với từng địa phương.

– Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất

Cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng một cách ổn định. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ điều kiện như: được nhà nước cho phép hoạt động, đất không có tranh chấp, đất không phải là đất chuyển nhượng hay nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 07 năm 2004.

Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh những vấn đề sau:

+ Tổng diện tích đất đang sử dụng

+ Diện tích đất cơ sở tôn giáo phân theo từng nguồn gốc: đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tự tạo lập, nguồn gốc khác

+ Diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mượn, ở nhờ, thuê

+ Diện tích đất đã bị người khác lấn, chiếm.

Tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo
Tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo sử dụng đất

Căn cứ Điều 181 Luật Đất đai 2013, cơ sở tôn giáo sử dụng đất tôn giáo có những quyền và nghĩa vụ sau:

Về quyền:

+, Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+, Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

+, Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

+, Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

+, Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

+, Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

+, Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Về nghĩa vụ:

+, Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+, Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

+, Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

+, Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

+, Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

+, Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

+,Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

– Cơ sở tôn giáo sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo

Tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo thường là các dạng tranh chấp sau:

  • Tranh chấp đòi lại đất đã cho thuê, cho mượn, đòi lại đất bị lấn chiếm;
  • Tranh chấp quyền về lối đi chung;
  • Tranh chấp đòi lại tài sản trên đất (nhà, công trình xây dựng) đã cho Chính quyền, cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức khác mượn trong thời gian dài trước đây hoặc gần đây;
  • Tranh chấp đất đai giữa các cơ sở tôn giáo với nhau; …

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Khi có tranh chấp xảy ra, pháp luật Việt Nam khuyến khích các bên tự hòa giải, thương lượng và hòa giải cơ sở tại UBND xã (nơi có đất tranh chấp). Tuy nhiên, nếu không hòa giải được. Các bên tranh chấp có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp tỉnh, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013.

Ngoài ra, khi tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành, các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ sở tôn giáo của Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân là cơ quan chính và chủ yếu thực hiện hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai. Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương, là cơ quan nắm rõ tình hình đất đai và là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách của nhà nước về đất đai tại địa phương.

Đối với loại đất đai tôn giáo, pháp luật đất đai quy định Ủy ban nhân dân, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giao đất đối với cơ sở tôn giáo. Khi quyết định thụ lý vụ việc tại cơ sở tôn giáo, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành giải quyết đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức cơ sở tôn giáo với nhau, giữa các tổ chức cơ sở tôn giáo với hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp tranh chấp không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

Khi nhận được đơn khiếu nại về giải quyết tranh chấp có liên quan đến các cơ sở tôn giáo, Ủy ban nhân dân sẽ giao cho một cơ quan ngành làm chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân đối với việc giải quyết tranh chấp đất đai, thí dụ cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ sở tôn giáo của Tòa án nhân dân

Đất tôn giáo là loại đất phi nông nghiệp được sử dụng lâu dài và do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho tôn giáo quản lý và sử dụng nên khi có tranh chấp đất đai xảy ra tại cơ sở tôn giáo thì căn cứ vào tính chất vụ việc mà Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo nguyên tắc: “Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản” (Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật Đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về vấn đề Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline: 0833.102.102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo tại UBND tỉnh như thế nào?

Bước 1: Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.
Bước 2: Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
– Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
– Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến tôn giáo tại Tòa án như thế nào?


Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định trình tự giải quyết tranh chấp đất gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn khởi kiện tại TAND cấp huyện (nơi có đất tranh chấp). Đơn khởi kiện phải thể hiện quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Bước 2: Sau khi hoàn tất hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành thủ tục hòa giải và các thủ tục chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ thực hiện các thủ tục như lập hồ sơ vụ án; thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Tòa án và các bên đương sự được quyền sử dụng các biện pháp để làm rõ nội dung tranh chấp như xác minh, thu thập chứng cứ, lấy lời khai, đối chất, xem xét thẩm định tại chỗ, … theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định.
Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai tôn giáo, các bên có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực theo thủ tục phúc thẩm.