Lấn chiếm đường dân sinh bị xử lý thế nào?

04/11/2022 | 14:14 508 lượt xem Hương Giang

Đường dân sinh là đường được xây dựng nhằm mục đích lưu thông tại nông thôn. Tuy nhiên, không ít trường hợp người dân tự ý xây dựng các công trình xây dựng, xây các rào chắn lấn chiếm đường dân sinh hiện nay. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ, làm cản trở giao thông, cản trở đến quá trình đi lại của người dân tại khu vực đó. Vậy theo quy định, hành vi lấn chiếm đường dân sinh có bị xử phạt không? Lấn chiếm đường dân sinh bị xử phạt hành chính như thế nào? Cách xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Lấn chiếm đất đường dân sinh là gì?

Đường dân sinh là một dạng của đường giao thông nông thôn, được xây dựng chủ yếu phục vụ đi lại, sinh hoạt và sản xuất của người dân, do vậy không đòi hỏi cao về quy mô và cấp hạng kỹ thuật.

Lấn chiếm đất đường dân sinh là việc người dân tự ý chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới mảnh đất của mình sang phần diện tích đất đường dân sinh để mở rộng diện tích mảnh đất đó hoặc tự ý sử dụng đất đường dân sinh mà không được sự đồng ý của cơ quan quản lý của Nhà nước về đất đai cho phép. Việc lấn chiếm đất đường dân sinh, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân đồng thời gây mất mỹ quan nông thôn mới.

Lấn chiếm đường dân sinh có bị xử phạt không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật đất đai năm 2013, hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi phạm pháp luật đất đai. Do đó việc ông H lấn chiếm đường dân sinh của xã là hành vi trái quy định của pháp luật về đất đai.

Để bảo đảm quyền lợi của cộng đồng thì căn cứ theo quy định tại Điều 205 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 205. Giải quyết tố cáo về đất đai

1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.

2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.”

Như vậy, cá nhân phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật đất đai của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân thì có thể tố cáo hành vi tới cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.

Đối với trường hợp của bạn, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi lấn chiếm đường dân sinh của ông H và gửi cho Ủy ban nhân dân xã.

Lấn chiếm đường dân sinh bị xử phạt hành chính như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 14, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt với hành vi lấn chiếm đất đường dân sinh như sau:

“Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác”.

Lấn chiếm đường dân sinh
Lấn chiếm đường dân sinh

Như vậy, với hành vi lấn chiếm đất đường dân sinh trái phép thì thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và đường sắt.

Căn cứ Điều 12, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính với trường hợp lấn chiếm đất đường dân sinh sẽ phụ thuộc vào mục đích lấn chiếm của người vi phạm. Ví dụ, tại Khoản 8, Nghị định 46 có nêu rõ:

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Xây dựng nhà ở, công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
  • Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.

– Bên cạnh việc bị xử phạt hành chính, người vi phạm buộc phải biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc phải dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Như vậy lấn chiếm đường dân sinh là hành vi trái phép sẽ bị sử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Vì vậy, người sử dụng đất tuyệt đối không vi phạm để tránh bị xử phạt.

Cách xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh

Khi đường dân sinh bị lấn chiếm thì người sử dung chung lối đi đó có thể thương lượng với người có hành vi lấn chiếm. Trong trường hợp nếu thỏa thuận không có kết quả thì có thể nhờ đến sự can thiệp giải quyết của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Tố cáo hành vi lấn chiếm

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013:

Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Khi phát hiện hành vi lần chiếm đất thuộc lối đi chung, chúng ta có thể thực hiện thủ tục tố các hành vi nói trên tại Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết.

Hành vi trên đã vi phạm những quy định trong lĩnh vực quản lý hành chính về đất đai và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy đinh tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến việc lấn chiếm ngõ đi chung thì chúng ta có thể nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.

Các bạn phải làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải tranh chấp, lấn chiếm ngõ đi chung đang xảy ra giữa các bên. Trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Ủy ban nhân dân xã phải tiến hành hòa giải và làm biên bản kết quả hòa giải theo quy định tại Điều 201 Luật Đất đai 2013.

Trường hợp hòa giải không thành, các bạn có thể lựa chọn hòa giải theo các phương án sau:

  • Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tranh chấp giải quyết theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai.

Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất thuộc phần ngõ đi chung

Theo quy định tại Nghị quyết 04/2017, đối vơi tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất cũng như trong trường hợp này là việc lấn chiếm ngõ đi chung thì phải tiến hành thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân thì mới đủ điều kiện để khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp. Theo quy định, đối với tranh chấp liên quan đến lấn chiếm lối đi chung thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất đang tranh chấp.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của Tư vấn luật đất đai tư vấn về Lấn chiếm đường dân sinh. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tớichuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai; giá đất bồi thường khi thu hồi đất… thì hãy liên hệ ngay tới Tư vấn luật đất đai để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Tư vấn luật đất đai: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết tranh chấp hành vi xây dựng lấn chiếm đường dân sinh có được không?

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến việc lấn chiếm ngõ đi chung thì chúng ta có thể nộp đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.

Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết việc xây dựng lấn chiếm đường đi thế nào?

Theo quy định tại Nghị quyết 04/2017, đối vơi tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất cũng như trong trường hợp này là việc lấn chiếm ngõ đi chung thì phải tiến hành thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân thì mới đủ điều kiện để khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, cá nhân lấn chiếm đường dân sinh buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nào?

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ.
– Buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
– Buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
– Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
– Buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.