Xử lý san ủi đất trái phép năm 2023 như thế nào?

19/05/2023 | 14:25 64 lượt xem Gia Vượng

Nhiều cá nhân, tổ chức hay nhiều đơn vị hiện hay tự ý san lấp, ủi đất với mục đích nhằm xây dựng kinh tế như xây dựng chuồng trại, trồng rau, hoa quả, đặc biệt là xây dựng lên nhà ở trái phép khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Vậy các hành vi đổ đất, san lấp đất trái phép được hiểu là như thế nào? Xử lý san ủi đất trái phép năm 2023 ra sao? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về quy định này tại bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Các hành vi đổ đất, san lấp đất trái phép

San lấp đất, ủi đất được hiểu là việc dùng công cụ như máy xúc, cuốc, xẻng, tác động lên đất nhằm mục đích san phẳng nền đất một công trình xây dựng, mặt bằng quy hoạch. San phẳng được hiểu là việc sử dụng công cụ như máy xúc, xẻng, quốc,.. tác động và mô đất cao trong nội tại vùng đất, từ đó vận chuyển đến các vùng bằng phẳng, thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp nhằm mục đích làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất. Các hành vi đổ đất, san lấp đất trái phép có thể kể đến theo quy định pháp luật, như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định các nguyên tắc sử dụng đất, cụ thể như sau: 

– Sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất;

– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; 

– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

Như vậy, từ những quy định nêu trên cho thấy, người dân khi sử dụng đất cần tuân thủ các nguyên tắc nêu trên. Tuy nhiên, thực hiện nhiều người sử dụng đất chưa tuân thủ các nguyên tắc này, đặc biệt những năm gần đây nổi cộm vấn đề đổ đất trái phép. 

Hành vi đổ đất trái phép được hiểu là hành vi đổ đất khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. Việc đổ đất trái phép như: Sử dụng đất sai mục đích sử dụng đất; gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.

Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp được hiểu như thế nào?

Đất nông nghiệp được hiểu là loại đất được Nhà nước giao cho người dân nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, cụ thể như chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng,… 

San lấp đất được hiểu là việc dùng công cụ nhằm mục đích san phẳng nền đất một công trình xây dựng, mặt bằng quy hoạch. San phẳng được hiểu là việc sử dụng công cụ như máy xúc, xẻng… tác động và mô đất cao trong nội tại vùng đất, từ đó vận chuyển đến các vùng bằng phẳng, thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp nhằm mục đích làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất. 

Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp được hiểu là hành vi làm thay đổi kết cấu đất, giá trị, công dụng của đất khi chưa được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là hành vi trái phép và pháp luật nghiêm cấm, cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định Những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

– Chiếm, lấn, hủy hoại đất đai.

– Không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích.

– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với cá nhân, hộ gia đình theo quy định của Luật Đất đai.

– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xử lý san ủi đất trái phép năm 2023 như thế nào?

– Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để làm trái quy định về quản lý đất đai.

– Gây khó khăn, cản trở đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật,…

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định hành vi làm biến dạng địa hình trong các trường hợp có sự thay đổi độ dốc bề mặt đất; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề được coi là hành vi hủy hoại đất.

Như vậy, hành vi hủy hoại, lấn chiếm đất đai là trường hợp bị nghiêm cấm thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, do vậy trường hợp tự ý san lấp đất nông nghiệp dẫn tới bề mặt đất cao hơn hoặc thấp hơn các thửa đất liền kề chính là hành vi hủy hoại đất. Hành vi sẽ làm suy giảm chất lượng đất, gây ra ô nhiễm đất, làm biến dạng địa hình, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích.

Xử lý san ủi đất trái phép năm 2023 như thế nào?

Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp là hành vi hủy hoại đất mà pháp luật nghiêm cấm, do vậy mức xử phạt hành chính khi san lấp trái phép đất nông nghiệp được quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định: 

Đối với những trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức, mức xử phạt như sau:

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu 

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng; 

– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

Đối với những trường hợp gây ô nhiễm thì theo quy định pháp luật hình thức và mức xử phạt sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, xử phạt hành chính đối với hành vi san lấp đất nông nghiệp trái phép thì áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm nêu trên, đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai, cụ thể: 

Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

–  Cho thuê, sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

– Đất được cho thuê, giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

– Đất không được tặng cho, chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai mà nhận tặng cho;chuyển nhượng;

– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị chiếm, bị lấn;

– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị chiếm, bị lấn;

– Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

– Đất được Nhà nước cho thuê, Nhà nước giao để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; 

+ Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này;

+ Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, các tài sản gắn liền với đất, ngoại trừ trường hợp do bất khả kháng.

Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải được căn cứ vào văn bản hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Bên cạnh đó, ngoài việc xử phạt hành chính theo quy định nêu trên thì người có hành vi hủy hoại đất còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 228 Bộ luật hình sự 2015.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Xử lý san ủi đất trái phép năm 2023 như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề chia thừa kế đất hộ gia đình cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Hồ sơ đăng ký san ủi đất nông nghiệp gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký san ủi đất nông nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
(1) Đơn đề nghị cho phép san lấp đất nông nghiệp;
(2) Phương án san lấp đất nông nghiệp, trong đó cần trình bày về loại đất đắp, độ cao, các cam kết về giao thông, môi trường, thoát nước,….
(3) Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi có đất xác nhận hiện trạng và đề xuất Ủy ban nhân dân quận chấp thuận giải quyết bằng văn bản;
(4) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, bản photo Bản đồ đính kèm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
(5) Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu thường trú.
(6) Văn bản ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục san lấp đất nông nghiệp (nếu có). 

Xin san ủi đất nông nghiệp tại cơ quan nào?

Nộp hồ sơ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất thông qua bộ phận một cửa.

Hành vi hủy hoại đất bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi có hành vi hủy hoại đất thì cá nhân có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 150.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Còn mức phạt với tổ chức khi có hành vi vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.