Quy định về lưu trữ hồ sơ xây dựng như thế nào?

14/07/2023 | 14:00 61 lượt xem Trang Quỳnh

Quá trình hoàn công là giai đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng, đánh dấu sự hoàn thiện và sẵn sàng sử dụng của công trình. Khi hoàn công, các bên liên quan bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu, kiến trúc sư và cơ quan quản lý địa phương sẽ tiến hành kiểm tra và xác nhận rằng công trình đã được hoàn thành đúng quy cách, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và môi trường. Vậy khi đã hoàn thành công trình xây dựng thì việc lưu trữ hồ sơ ra sao? Hãy cùng tư vấn luật đất đai tìm hiểu quy định này tại bài viết “Quy định về lưu trữ hồ sơ xây dựng năm 2023 như thế nào?” dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản được lập như thế nào?

Hồ sơ hoàn công là những tài liệu, nhật ký, lý lịch được lưu lại của từng công trình xây dựng gồm: Phê duyệt dự án, phê duyệt đầu tư, khảo sát thiết kế xây dựng, dự toán, thi công công trình. Hay nói cách khác, tất cả các hồ sơ liên quan đến quá trình xây dựng nên một công trình từ A-Z gọi là hồ sơ hoàn công.

Căn cứ Điều 15 Nghị định 27/2022/NĐ-CP thì hồ sơ xây dựng công trình đơn giản được lập như sau:

– Các dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù được phép lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng đơn giản (gọi tắt là Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản).

– Nội dung Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản

+ Tên dự án, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, diện tích đất sử dụng, chủ đầu tư, quy mô, thời gian thực hiện.

+ Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư bao gồm: Kinh phí Nhà nước hỗ trợ (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương các cấp), đóng góp của người dân và vốn huy động hợp pháp khác.

+ Bản vẽ thi công theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc các thiết kế sẵn có, đã áp dụng trên địa bàn cấp huyện; bảng kê các chi phí đầu tư xây dựng.

+ Dự kiến năng lực tự thực hiện của người dân, cộng đồng hưởng lợi; kế hoạch lựa chọn nhà thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng dân cư.

– Lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản

+ Căn cứ kế hoạch triển khai hỗ trợ đầu tư của địa phương, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, Ban quản lý xã thông báo đến cộng đồng dân cư tại thôn về dự án, công trình để tham gia vào quá trình lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản.

+ Ban quản lý xã lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định và phê duyệt.

+ Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho thôn thực hiện công trình, Ban phát triển thôn lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định và phê duyệt.

– Trường hợp gặp khó khăn trong lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn trực thuộc cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ lập Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản.

Quy định về lưu trữ hồ sơ xây dựng năm 2023 như thế nào?

Quy định về thẩm định hồ sơ xây dựng công trình đơn giản

Thẩm định hồ sơ xây dựng công trình là quá trình kiểm tra, đánh giá và phê duyệt các tài liệu, bản vẽ, báo cáo kỹ thuật và các thông tin liên quan khác liên quan đến dự án xây dựng công trình. Quá trình thẩm định hồ sơ xây dựng công trình thường được thực hiện bởi các cơ quan quản lý xây dựng, như các cơ quan chuyên trách trong ngành xây dựng của chính phủ hoặc đơn vị chủ đầu tư.

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 27/2022/NĐ-CP thì việc thực hiện thẩm định hồ sơ xây dựng công trình đơn giản như sau:

– Hồ sơ trình thẩm định gồm: Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này; biên bản cuộc họp của cộng đồng dân cư; các văn bản pháp lý, tài liệu liên quan đến xây dựng công trình (nếu có).

– Tổ chức thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản

+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản. Thành phần tổ thẩm định bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Tổ trưởng, đại diện Ban giám sát của cộng đồng xã, công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường, tài chính – kế toán, chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn do cộng đồng bình chọn (nếu có).

+ Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không đủ năng lực thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan chuyên môn trực thuộc tổ chức thẩm định.

– Nội dung thẩm định

+ Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất của địa phương và các quy hoạch có liên quan.

+ Đánh giá sự phù hợp của bản vẽ thi công với điều kiện thực tế mặt bằng thi công công trình; mức độ an toàn và giải pháp đảm bảo an toàn đối với các công trình hạ tầng lân cận, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; tính khả thi về kỹ thuật, khả năng tự thực hiện của cộng đồng dân cư, tổ chức được giao thi công.

+ Tính hợp lý của các chi phí so với giá thị trường tại địa phương, với các dự án tương tự khác đã và đang thực hiện (nếu có).

+ Khả năng huy động vốn theo cơ cấu từng nguồn vốn, gồm: vốn nguồn ngân sách nhà nước so với kế hoạch trung hạn giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đóng góp của tổ chức, cá nhân và vốn huy động hợp pháp khác.

+ Tiến độ thi công dự kiến.

– Thời gian thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định: Cơ quan thẩm định Hồ sơ xây dựng công trình đơn giản báo cáo kết quả thẩm định bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Quy định về lưu trữ hồ sơ xây dựng năm 2023 như thế nào?

Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng. Pháp luật hiện hành có quy định về việc thực hiện lưu trữ hồ sơ xây dựng cụ thể như sau:

Theo Điều 26 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng như sau:

1. Chủ đầu tư phải tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục VIb Nghị định này trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành.

2. Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình (hạng mục công trình) thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho riêng từng công trình (hạng mục công trình) này.

3. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện. Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp. Riêng công trình nhà ở và công trình di tích, việc lưu trữ hồ sơ còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa.

4. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 05 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

5. Hồ sơ nộp Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Quy định về lưu trữ hồ sơ xây dựng năm 2023 như thế nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo hợp đồng đặt cọc nhà đất đơn giản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào phải có giấy phép xây dựng khi khởi công?

Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, những trường hợp dưới đây phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công:
(1) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
(4) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên.

Những trường hợp nào được miễn giấy phép xây dựng?

Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, những trường hợp dưới đây được miễn giấy phép xây dựng, cụ thể:
(1) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp này phải thông báo thời điểm khởi công).
(2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Nhà ở riêng lẻ tại miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép xây dựng?

3 trường hợp bị thu hồi giấy phép xây dựng gồm:
1- Giấy phép xây dựng được cấp không đúng theo quy định hiện hành;
2- Sau 6 tháng kể từ ngày được gia hạn giấy phép xây dựng mà chủ đầu tư chưa khởi công xây dựng công trình;
3- Quá thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm, đối với trường hợp xây dựng sai với giấy phép xây dựng được cấp mà chủ đầu tư vẫn chưa khắc phục các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với các trường hợp thu hồi giấy phép xây dựng nêu trên, nếu chủ đầu tư không nộp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan cấp phép thì cơ quan cấp phép hoặc cơ quan có thẩm quyền có quyết định công bố hủy giấy phép xây dựng, đồng thời thông báo với UBND cấp xã và đăng trên mạng thông tin của Sở Xây dựng.