Việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là việc không thể tránh khỏi. Nhưng trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền có sai phạm trong thu hồi đất thì người sử dụng đất phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Hãy cùng Tư vấn Luật đất đai tham khảo cách xử lý sai phạm trong thu hồi đất ở bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là sai phạm trong thu hồi đất?
Nhà nước có quyền thu hồi đất của người dân với mục đích quốc phòng, an ninh hay để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng… Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những người, cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành thu hồi đất của người dân trái pháp luật quy định.
Sai phạm trong thu hồi đất trái pháp luật là việc người, tổ chức có thẩm quyền khi tiến hành thực hiện thu hồi đất không đúng theo quy định của Luật đất đai về trình tự, thủ tục thu hồi đất, vấn đề bồi thường khi thu hồi đất…
Trình tự, thủ tục thu hồi đất
“Điều 67. Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.”
“Điều 69. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.
Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
c) Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.
2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;
b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
3. Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;
b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
c) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;
d) Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.
Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này.
4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.”
Xử lý sai phạm trong thu hồi đất như thế nào?
Theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai.
Thu hồi đất trái pháp luật là hành vi hành chính do người hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Do đó, khi người dân bị hành vi hành chính trái pháp luật này xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện để yêu cầu giải quyết.
Khiếu nại thu hồi đất trái pháp luật
Căn cứ quy định tại Điều 71 Luật Đất đai năm 2013 thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ quan tổ chức thực hiện thu hồi đất.
Trình tự, thủ tục khiếu nại hành vi thu hồi đất trái pháp luật tuân theo quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 như sau:
- Khi có căn cứ cho rằng hành vi thu hồi đất là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
- Sau khi Ủy ban nhân dân cấp huyện đã tiến hành giải quyết khiếu nại, nếu người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn mà không được giải quyết thì khiếu nại lần 2 đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án.
- Sau khi có Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân đã giải quyết nhưng người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần 2 hoặc hết thời hạn mà không được giải quyết thì có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Khởi kiện thu hồi đất trái pháp luật
Trong trường hợp cá nhân chọn hình thức khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết thu hồi đất trái pháp luật thì thủ tục thực hiện như sau:
Cá nhân nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức thực hiện thu hồi đất trái pháp luật để yêu cầu giải quyết theo quy định tại Điều 31 Luật Tố tụng hành chính 2015. Đơn khởi kiện phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015, kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.
Nếu đơn khởi kiện đã đúng theo quy định của pháp luật người khởi kiện tiến hành nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Thẩm phán ra quyết định thụ lý vụ án ngay sau khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền cho cho Tòa án.
Trường hợp người khởi kiện vừa có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thông báo cho Tòa án.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, người khởi kiện trong cùng một thời điểm chỉ được chọn một hình thức để giải quyết yêu cầu của mình.
Mời bạn xem thêm:
- Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không như thế nào?
- Định giá đất đai là gì theo quy định hiện nay?
- Phương án giao đất nông nghiệp hiện nay ra sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Xử lý sai phạm trong thu hồi đất như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, chia nhà ở khi ly hôn,… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan có thẩm quyền thu hồi hồi đất không tiến hành thông báo cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức về kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất trước khi có quyết định thu hồi đất.
Cơ quan có thẩm quyền không có quyết định thu hồi đất, không có kế hoạch bồi thường, hỗ trợ cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức bị thu hồi đất.
Khi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức không đồng ý thu hồi đất thì cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện cưỡng chế luôn mà không tổ chức vận động, thuyết phục trước, thậm chí có thể là không có quyết định cưỡng chế.
Trên thực tế tiền bồi thường về đất đai bị tịch thu có giá thấp hơn rất nhiều so với giá trên thị trường. Thông thường sẽ có hai trường hợp để quyết định người dân có được thỏa thuận về giá hay không.
Trường hợp 1: Nếu nhà bị tịch thu đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích chung của toàn quốc gia thì người dân sẽ được bồi thường giá đất như trong quy định của pháp luật mà UBND các cấp đã ban hành. Do đó người dân sẽ không được thỏa thuận về giá khi bị thu lại đất.
Trường hợp 2: Nếu việc tịch thu đất phục vụ cho các dự án vì lợi ích riêng của doanh nghiệp thì người dân có thể thỏa thuận giá mua bán để nâng cao lợi ích của mình. Đây là hình thức chuyển nhượng lại quyền sở hữu do đó sẽ không có giá bồi thường được quy định sẵn.
Thu hồi đất nông nghiệp để bán đấu giá
Trong nhiều trường hợp, địa phương tiến hành tịch thu lại đất nông nghiệp để bán đấu giá giúp nhân dân trong phát triển kinh tế qua khu đất ở đang không sử dụng đến.
Khi đất được tịch thu để đấu giá, bạn có thể chủ động thỏa thuận về giá đền bù. Ngoài ra diện tích đất được tịch thu trong trường hợp nào cũng cần phải được đo đạc và kiểm điểm một cách kỹ lưỡng để phục vụ cho việc đấu giá.
Thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư
Hình thức tái định cư là một trong những cách mà nhà nước tham gia nhằm hỗ trợ cho người dân bị thu hồi lại đất. Khi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp có được tái định cư nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Các phương án tái định cư phải được phê duyệt theo quy định của nhà nước và công bố công khai đến từng người dân.