Xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm

13/09/2022 | 17:15 194 lượt xem Thủy Thanh

Theo nguyên tắc sử dụng đất mà luật đất đai đã quy định, mỗi loại đất đai đều phải được sủ dụng đúng mục đích như đã quy định. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp có nhiều người sử dụng đất cố ý vi phạm các quy định về mục đích sử dụng đất. Trong đó có các trường hợp người dân xây nhà trên các loại đất không phải là đất ở. Vậy trườn hợp ” Xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm” có được phép không?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi thấy rất nhiều trường hợp xây nhà tạm trên rẫy trồng cây lâu năm. Luật sư cho tôi hỏi là trương hợp xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm có vi phạm pháp luật không ạ?.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Nhà tạm là gì?

Theo Điều 131 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định các công trình xây dựng tạm gồm:

– Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:

+ Thi công xây dựng công trình chính;

+ Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác. Đối với công trình này phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.

– Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm. Trường hợp công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra về điều kiện bảo đảm an toàn và gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.

– Công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình.

Chủ đầu tư được đề nghị UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm nếu công trình phù hợp với quy hoạch; bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.”

Xây nhà tạm có cần xin giấy phép không?

Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng sau đây:

– Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

– Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020);

– Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;….

Như vậy, khi xây dựng nhà tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) không cần phải xin giấy phép xây dựng.

Xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm
Xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Căn cứ vào phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, gồm:

– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…

– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…

– Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…

– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm

Điều 6 Luật đất đai 2013 về Nguyên tắc sử dụng đất như sau :

+, Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

+, Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

+, Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp căn cứ vào phân loại đất đai theo quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam. Phụ lục số 01 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu lâu năm, các loại cây lâu năm khác.

Như vậy, Thông tư đã nêu rõ mục đích của đất trồng cây lâu năm là dùng trồng các loại cây nông nghiệp, không phải là đất có thể xây nhà ở.

Xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm có bị xử phạt không?

Trường hợp này, hành vi của người sử dụng đất được cho là tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi chưa được phép. Khoản 2 Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

+, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

+, Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

+, Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Khoản 3 Điều 8 Nghị định này cũng quy định về Biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

+, Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

+, Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Ngoài ra, trường hợp xây nhà tạm khi chưa được phép theo Khoản 6 và Khoản 7 Điều 13 Nghị định 121 / 2013 / NĐ-CP như sau :

– Phạt tiền so với hành vi tổ chức triển khai xây đắp thiết kế xây dựng khu công trình không có giấy phép thiết kế xây dựng mà theo lao lý phải có giấy phép kiến thiết xây dựng như sau :

+, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp theo quy định.

+, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị.

+, Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng so với một trong những hành vi sau đây :

+, Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng.

+, Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng.

Tùy thuộc vào trường hợp vi phạm của người sử dụng đất là gì và mức độ như thế nào, từ đó cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử phạt theo pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, khung giá đền bù đất đai, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, tra cứu chỉ giới xây dựng, mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất, Tách sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất đai, giá đất đền bù giải tỏa, tranh chấp thừa kế đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Muốn xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm thì phải làm thế nào?

Vấn đề xây nhà tạm trên đất trồng cây lâu năm là trái với quy định của pháp luật về đất đai hiện hành. Người sử dụng đất sẽ không được phép xây dựng công trình nhà ở trên đất trồng cây lâu năm dù là nhà tạm hay nhà ổn định lâu dài. Hành vi này là vi phạm về nguyên tắc sử dụng đất, hay nói cách khác là sử dụng đất sai mục đích.
Nếu muốn xây dựng được thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục xin chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở và được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. Nhưng không phải bất kỳ trường hợp nào cũng có thể chuyển đổi sang đất thổ cư. Ngoài quy định chung của Luật đất đai thì còn tùy thuộc vào chính sách quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở từng địa phương.
+) Đầu tiên, người sử dụng đất sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Văn bản thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng (đối với đối tượng chuyển đổi là tổ chức).
+) Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường (đối với hộ gia đình, cá nhân), hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với tổ chức).
+) Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ trình UBND cấp huyện hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình UBND cấp tỉnh cho phép người sử dụng đất có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
+) Người sử dụng đất nộp phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở.
+) Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
+) Sau thời gian 15 ngày hoặc 25 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa, hải đảo, miền núi, có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn), Phòng Tài nguyên và Môi trường hặc Sở Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.

Điều kiện để xây dựng nhà tạm là gì?

Dựa trên căn cứ vào khoản 30 Điều 3 và Điều 94 Luật xây dựng 2014 điều kiện để xây dựng nhà tạm như sau:
– Nhà xây dựng tạm là nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định.
– Nhà tạm nằm trong khu vực phân khu quy hoạch xây dựng của Nhà nước. Tuy được đã công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất và tiến hành xây dựng của cơ quan chức năng.
– Nhà tạm phải phù hợp với quy định về quy mô công trình do UBND cấp tỉnh ban hành cho từng khu vực. Thời hạn hiện hữu của nhà tạm dựa theo tiến trình thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
– Người dựng nhà tạm cần cam kết tự phá dỡ khi nhà tạm hết thời hạn sử dụng được ghi trong giấy phép xây dựng tạm. Nếu không tự giác phá dỡ sẽ bị cưỡng chế và chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm, chi phí cho việc phá dỡ