Một người đứng tên trên sổ đỏ không phải là điều gì đó quá khó khăn. Tuy nhiên, với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu muốn được sử dụng đất, sở hữu tài sản là đất đai thì phải đạt đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Vậy, Việt kiều có được đứng tên sổ đỏ hay không theo quy định? Nếu được đứng tên thì phải đáp ứng những điều kiện gì? Mọi thứ từ các quy định đứng tên sổ đỏ của việt kiều, người nước, ủy quyền đứng tên sổ đỏ, sổ đỏ hộ gia đình, một người được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ… sẽ được giải thích trong bài viết tiếp theo đây của Tư vấn Luật đất đai.
Căn cứ pháp lý
Việt kiều gồm những ai?
Thuật ngữ “Việt kiều” được người dân sử dụng khá phổ biến dùng để chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài; dù vậy, thuật ngữ “Việt kiều” không được quy định trong các văn bản pháp luật.
Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 02 nhóm:
Công dân Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài;
Người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài
Việt kiều có được đứng tên sổ đỏ hay không?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nếu đủ điều kiện
Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam phải thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2014 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/ND-CP, điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam, cụ thể:
Phải có giấy tờ theo quy định sau:
– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.
– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng mỗi quyền sử dụng đất (không được mua riêng đất), trừ trường hợp thửa đất đó nằm trong các dự án phát triển nhà ở.
Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam
Có quyền được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng
Khoản 2 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
“a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.”
Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Thông tin thể hiện trên bìa Sổ đỏ, Sổ hồng
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thể hiện rõ tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);”
Một người được đứng tên trên bao nhiêu sổ đỏ?
Một người có thể đứng tên 2 hoặc nhiều sổ đỏ khác nhau. Tuy nhiên, số lượng sổ đỏ được sở hữu tại 1 địa phương sẽ có giới hạn nhất định. Trong trường hợp đạt ngưỡng giới hạn của địa phương này, người dân vẫn có thể mua đất ở địa phương khác nếu số lượng sổ đỏ sở hữu ở địa phương đó vẫn ở trong mức cho phép sở hữu thêm.
Tuy nhiên, quy định này chỉ được áp dụng với người gốc Việt, có Quốc tịch Việt Nam và đang định cư trong nước mới có quyền đứng tên 1 mình trên 2 sổ đỏ trở lên.
Đối với một số trường hợp đặc biệt cá nhân là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì chỉ được sở hữu một nhà ở và được cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng trên thì không được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nên không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể:
Đối với người nước ngoài:
Được sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại; nếu đối tượng này được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại, đối với loại nhà ở khác thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.
(Theo các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 và theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc Hội khóa 12 ban hành ngày 03/6/2008 về việc thí điểm cho Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam)
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
Theo Điều 1 Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai thì Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các đối tượng sau đây được phép đứng tên sổ đỏ:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
a) Người có quốc tịch Việt Nam;
b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
Mời bạn xem thêm:
- Hủy sổ đỏ cấp sai như thế nào?
- Làm sổ đỏ trên đất người khác bị xử lý thế nào?
- Cách tính thuế khi sang tên sổ đỏ năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Tư vấn luật đất đai tư vấn về “Việt kiều có được đứng tên sổ đỏ hay không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Tư vấn luật đất đai luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ chuyển đất ao sang đất sổ đỏ. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.101.102 để được các chuyên gia pháp lý của Tư vấn luật đất đai tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy đinh định:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, việc một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ xác định người đó là chủ quyền sử dụng đối với đất.
Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Theo Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định người chưa thành niên như sau:
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.