UBND cấp xã có thẩm quyền thu hồi đất không?

06/06/2023 | 15:26 20 lượt xem SEO Tài

Xin chào Luật sư, gia đình tôi có một mảnh đất khai hoang từ năm 1986 và sử dụng thường xuyên để trồng trọt hoa màu. Đến năm 2022, UBND cấp xã gia quyết định thu hồi mảnh đất trên với lý do đất khai hoang không có nguồn gốc rõ ràng và không được sử dụng thường xuyên. Dù tôi đã đưa ra những giấy tờ chứng minh nhà tôi có sự quản lý và sử dụng thường xuyên mảnh đất này nhưng vẫn không được phản hồi. Luật sư cho tôi hỏi UBND cấp xã có thẩm quyền thu hồi đất không? Và gia đình tôi cần làm gì trong trường hợp này. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai. Vấn đề của anh sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “UBND cấp xã có thẩm quyền thu hồi đất không?” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

UBND cấp xã có thẩm quyền thu hồi đất không?

Về cơ bản, thẩm quyền thu hồi đất là thống nhất với thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và được giao cho hệ thống cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, căn cứ vào đối tượng sử dụng đất. Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền về thu hồi đất trong bất kì trường hợp nào. Tuy nhiên, mặc dù không có thẩm quyền thu hồi đất nhưng Ủy ban nhân dân cấp Xã vẫn có thẩm quyền ra quyết định cho thuê đất đối với phần đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn ( đất 5% sử dụng vào mục đích công ích) . Trong trường hợp này UBND xã yêu cầu thu hồi đất là sai, là trái pháp luật.

Điều 66 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:

“Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

  1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

  1. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”

Như vậy, chỉ có UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện mới có thẩm quyền thu hồi đất, trong trường hợp của bạn, UBND xã quyết định thu hồi đất là sai thẩm quyền.

Bên cạnh đó, Luật đất đai năm 2013 cũng quy định cụ thể về các trường hợp thu hồi đất bao gồm: thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Vì vậy, nếu gia đình bạn không thuộc trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013 thì việc UBND xã thu hồi đất như vậy là sai mục đích.

Ngoài ra về vấn đề bồi thường đất, nếu đất mà gia đình bạn đang sử dụng không thuộc các trường hợp không được bồi thường theo quy định tại Điều 82 Luật đất đai năm 2013 thì khi gia đình bạn bị thu hồi đất sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.

“Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất

Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

  1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;
  2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;
  3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
  4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.”

Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước có quyền giao đất, cho thuê đất, cho thuê đất và có quyền thu hồi đất. Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện. Các trường hợp bị thu hồi đất là các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, cấp quyết định sử dụng đất không đúng trình tự, không đúng thẩm quyền. Để tránh gặp phải các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai mời bạn đọc quy định pháp luật dưới đây của chúng tôi về vấn đề này:

Theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013, các trường hợp Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

– Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

UBND cấp xã có thẩm quyền thu hồi đất không
UBND cấp xã có thẩm quyền thu hồi đất không

Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật

Thu hồi đất gồm nhiều bước được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau. Đầu tiên là thông báo thu hồi đất. Mục đích của việc thông báo thu hồi đất là để cho người dân biết trước chủ trương của Nhà nước về việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích gì, phạm vi ranh giới khu đất bị thu hồi và phương án di chuyển ổn định cuộc sống nếu bị thu hồi đất ở. Trên cơ sở đó người dân chủ động trong việc nắm bắt thông tin và có kế hoạch sử dụng đất hợp lý. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Bước 1: Người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản xác định hành vi vi phạm để làm căn cứ quyết dịnh thu hồi đất.

Biên bản xác định hành vi vi phạm làm căn cứ quyết định thu hồi đất:

– Là văn bản xử phạt hành chính trong trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất. Được xác lập khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Trong trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:

+ Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, g, h và i khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai. (Khoản 44 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP)
+ Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.

Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm tra, xác minh thực địa (khi cần thiết), trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.

Bước 3: Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất.

UBND cấp có thẩm quyền thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Lưu ý:

Thẩm quyền thu hồi đất được quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Bước 4: Cập nhật, chỉnh lý dữ liệu cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Cơ quan tài nguyên và môi trường có thẩm quyền thực hiện công việc trên.

Lưu ý: Đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận thì thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý tới người sử dụng đất.

Bước 5: Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (nếu người sử dụng đất không hợp tác thực hiện thủ tục thu hồi đất)

UBND cấp có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.

Bước 6: Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng

Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý quỹ đất sau thu hồi và được giải phóng mặt bằng để cơ quan nhà nước giao, cho thuê hoặc đấu thầu cho các mục đích khác nhau.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề UBND cấp xã có thẩm quyền thu hồi đất không ? đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chia đất thừa kế… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ thu hồi đất trong trường hợp thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai như thế nào?

Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. (Khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai 2013)
Ví dụ:
Quyết định xử phạt hành chính với hành vi vi phạm lấn, chiếm đất;
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sang đất phi nông nghiệp, …

Chính quyền cấp xã có quyền thu hồi đất trong trường hợp nào?

Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền về thu hồi đất trong bất kì trường hợp nào. Tuy nhiên, mặc dù không có thẩm quyền thu hồi đất nhưng Ủy ban nhân dân cấp Xã vẫn có thẩm quyền ra quyết định cho thuê đất đối với phần đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn ( đất 5% sử dụng vào mục đích công ích) quy định tại khoản 3 điều 59 luật đất đai.

Thu hồi đất là gì?

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, Nhà nước có quyền giao đất, cho thuê đất, cho thuê đất và có quyền thu hồi đất. Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện.
Khoản 11 Điều 4 Luật đất đai 2013 quy định về thu hồi đất như sau:
“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”