Văn bản Luật Đất đai 2023 bao giờ có hiệu lực?

02/02/2023 | 14:43 174 lượt xem Hương Giang

Vừa qua, Chính phủ đang triển khai kế hoạch lấy ý kiến của người dân về việc sửa đổi, bổ sung nội dung của dự thảo văn bản luật đất đai nhằm hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một trong những dịp hiếm hoi Chính phủ cho phép người dân được đóng góp ý kiến, đề xuất sửa đổi nội dung văn bản pháp luật. Được biết hoạt động tổ chức lấy ý kiến sẽ chấm dứt vào khoảng giữa tháng 3 năm 2023, tuy nhiên, không ít người thắc mắc về vấn đề Luật Đất đai 2023 bao giờ có hiệu lực? Dự thảo Luật Đất đai 2023 lấy ý kiến sửa đổi những nội dung cơ bản nào? Một số đề xuất sửa đổi dự thảo Luật đất đai 2023 gồm những đề xuất gì đáng chú ý? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Dự thảo Luật Đất đai 2023 lấy ý kiến sửa đổi những nội dung cơ bản nào?

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân từ ngày 03/01 – 15/3/2023 với các nội dung chủ yếu sau đây:

(1) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(2) Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

(3) Phát triển quỹ đất;

(4) Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

(5) Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai;

(6) Cơ chế, chính sách tài chính, giá đất;

(7) Chế độ quản lý, sử dụng các loại đất;

(8) Phân cấp, giảm sát, kiểm soát quyền lực;

(9) Hộ gia đình sử dụng đất.

Đối tượng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai 2023

Theo khoản 1 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 170/NQ-CP, các đối tượng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) như sau:

  • Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị – xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác;
  • Các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.

Cụ thể, các nội dung trọng tâm theo từng nhóm đối tượng lấy ý kiến như sau:

Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

(1) Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

(2) Trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

(3) Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

(4) Về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;

(5) Về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa;

(6) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;

(7) Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Luật Đất đai 2023 bao giờ có hiệu lực
Luật Đất đai 2023 bao giờ có hiệu lực

Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác:

(1) Các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;

(2) Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất;

(3) Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;

(4) Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất;

(5) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm;

(6) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể;

(7) Các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

(8) Chế độ sử dụng đất trong các khu công nghiệp.

Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp:

(1) Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

(2) Về người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất;

(3) Căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(4) Chính sách đất đại đối với đồng bào dân tộc thiểu số;

(5) Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

(6) Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất;

(7) Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất;

(8) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm;

(9) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể; (10) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Các chuyên gia, nhà khoa học:

(1) Phạm vi điều chỉnh;

(2) Giải thích từ ngữ;

(3) Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(4) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm;

(5) Chế độ sử dụng đất đa mục đích, đất xây dựng công trình ngầm, trên không;

(6) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể.

Luật Đất đai 2023 bao giờ có hiệu lực?

Chính phủ ban hành Nghị quyết 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 về Kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có đề cập thời gian lấy ý Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 03/01/2023 và kết thúc vào ngày 15/3/2023.

Tuy nhiên, không có văn bản pháp luật nào đề cập về vấn đề Luật đất đai 2023 bao giờ có hiệu lực. Theo đó, hiệu lực của Luật đất đai 2023 sẽ phụ thuộc vào quá trình lấy ý kiến sửa đổi dự thảo của nhân dân và tiến độ hoàn thành nội dung văn bản quy phạm pháp luật của các nhà lập pháp.

Một số đề xuất sửa đổi dự thảo Luật đất đai 2023

Đề xuất mỗi năm ban hành 01 bảng giá đất mới

Cụ thể, khoản 1 Điều 154 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm được công bố công khai và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm.

(Hiện hành, Luật Đất đai 2013 quy định bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.)

Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng bảng giá đất, được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để xây dựng bảng giá đất; trình Hội đồng thẩm định bảng giá đất; căn cứ kết quả của Hội đồng thẩm định bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua bảng giá đất trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành.

Bảng giá đất được xây dựng theo vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Bổ sung các trường hợp không được cấp sổ đỏ

Cụ thể, theo Điều 144 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có các trường hợp không được cấp sổ đỏ như sau:

(1) Đất thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

(2) Đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của dự thảo Luật, trừ trường hợp: đất được giao sử dụng chung với đất được giao quản lý thì được chứng nhận phần quyền sử dụng theo quyết định giao, cho thuê của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(3) Đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất; đất nhận khoán, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

(Hiện hành, Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.)

(4) Đất đã được đăng ký vào sổ địa chính nhưng đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 03 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện.

(Hiện hành quy định người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

(5) Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm công trình giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

So với hiện hành, không đề cập trường hợp người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, các trường hợp không được cấp sổ đỏ đã được đưa từ Nghị định 43/2014/NĐ-CP lên Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và đồng thời được sửa đổi, bổ sung so với hiện hành.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Luật Đất đai 2023 bao giờ có hiệu lực” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn đặt cọc đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn thực hiện đăng ký biến động đất đai theo đề xuất sửa đổi dự thảo Luật đất đai 2023 là bao lâu?

Theo đề xuất sửa đổi dự thảo Luật đất đai 2023, thời hạn thực hiện đăng ký biến động đất đai là không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động.
Trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

Đề xuất bổ sung quy định nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế theo đề xuất sửa đổi dự thảo Luật đất đai 2023 như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 49 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Phương án sử dụng đất nông nghiệp phải thể hiện các nội dung sau:
– Tên tổ chức kinh tế;
– Địa điểm, diện tích đất sử dụng;
– Mục đích sử dụng đất;
– Phương thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp (lập dự án đầu tư hay không lập dự án đầu tư);
– Vốn đầu tư;
– Thời hạn sử dụng đất mà tổ chức kinh tế đề nghị;
– Tiến độ sử dụng đất.

Đề xuất thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai bằng hình thức trực tuyến theo dự thảo Luật Đất đai như thế nào?

Theo Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các thủ tục hành chính về đất đai quy định tại mục 1 ngoài việc được thực hiện bằng hình thức trực tiếp thì còn có thể thực hiện trên môi trường điện tử (hình thức trực tuyến) và có giá trị pháp lý như nhau.
Ngoài ra, khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, cá nhân, tổ chức phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
– Bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, chính xác giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
– Bảo đảm ngôn ngữ, phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, lồng ghép trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền góp phần cải cách thủ tục hành chính.
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đã kê khai và của các giấy tờ trong hồ sơ nộp