Trích lục bản vẽ hiện trạng nhà đất như thế nào?

11/05/2023 | 16:10 688 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay người dân muốn biết các thông tin cụ thể về nhà đất như vị trí, diện tích, loại đất thì có thể xin lập bản vẽ hiện trạng nhà đất. Đây là loại giấy tờ có vai trò quan trọng đối với cả người sử dụng đất và người. Theo đó, người dân có thể sử dụng loại giấy tờ này trong các giao dịch, đối với cơ quan chức năng thì việc lập bản vẽ hiện trạng này là tài liệu hỗ trợ và phục vụ cho quá trình quản lý đất đai, trong quá trình lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Vậy thì người sử dụng đất có thể xin “Trích lục bản vẽ hiện trạng nhà đất” được không?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu câu trả lờ qua bài viết dưới đây nhé.

Bản vẽ hiện trạng nhà đất là gì?

Bản vẽ hiện trạng  là tài liệu để xác định tính chính xác khu đất hay nhà ở ở thời điểm hiện giờ, để phản ánh tình hình dùng đất của chủ sở hữu. Bản vẽ được lập dựa trên các cơ sở vật chất, theo các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đo vẽ lập bản đồ tình trạng cho vị trí nhà đất, nhà ở được tiến hành phụ thuộc vào khu vực chưa sở hữu hay đã với nền bản đồ địa chính có tọa độ. Bản đồ trạng thái vị trí khác sở hữu bản đồ trích đo thửa đất.

Lập bản vẽ tình trạng vị trí là bước cần phải có để thực hành các giấy tờ xây dựng, cấp đổi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp mới lại Giấy chứng thực quyền sử dụng đất, hoàn công nhà ở, tách thửa, hợp thửa. Quý vị nên lưu ý tới điều này để hạn chế sự sơ sót giúp hoàn thiện đúng quy định.

Vai trò cơ bản của bản vẽ hiện trạng nhà đất

  • Mẫu bản vẽ sơ đồ nhà đất là tài liệu hỗ trợ và phục vụ cho các yêu cầu có liên quan đến công tác Quản lý đất đai
  • Là công cụ thể hiện chính xác các thông tin cơ bản của nhà đất như vị trí, diện tích, loại đất
  • Là công cụ nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng như kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mỗi năm
  • Làm tài liệu tham khảo cho những ban ngành có liên quan, đặc biệt là những ban ngành cần nhiều quỹ đất như Nông – Lâm – Ngư nghiệp.

Thủ tục lập bản vẽ hiện trạng nhà đất

Đối với nơi đã có bản đồ địa chính có tọa độ rõ ràng

Đối với những khu vực này thì việc lập bản vẽ nhà đất khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Chỉ cần hồ sơ kỹ thuật của khu đất đã được thiết lập bản đồ địa chính với tọa độ rõ ràng thì đã có thể vẽ hiện trạng nhà đất.

Thủ tục lập bản vẽ hiện trạng trong trường hợp này gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chủ sở hữu của phần nhà đất cần liên hệ với cơ quan chức năng đủ thẩm quyền để xin cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà/ đất.

Bước 2: Sau khi đã có đầy đủ giấy tờ từ cơ quan thẩm quyền, chủ sở hữu sẽ liên hệ với các công ty xây dựng. Họ sẽ tiến hành lập hiện trạng bản vẽ và ký xác nhận bản vẽ hiện trạng nhà đất.

Bước 3: Sau khi đã có bản vẽ hiện trạng nhà đất, chủ sở hữu mang bản vẽ này đến cơ quan có đủ thẩm quyền xin cấp giấy chứng nhận để được xử lý và cấp giấy.

Bước 4: Khi nhận được bản vẽ hiện trạng nhà đất, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra bản vẽ. Họ sẽ kiểm tra về các thông tin liên quan như vị trí, thể tích, hình dạng,… của miếng đất. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ kiểm tra các yếu tố liên quan khác như lộ giới, hẻm giới, phạm vi bảo vệ hạ tầng kỹ thuật,…

Bước 5: Sau khi đã kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kết hợp thông tin trên bản vẽ với hồ sơ kỹ thuật của khu đất tương ứng để lập ra bản vẽ nhà đất trên giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Bước 6: Cơ quan có thẩm quyền sẽ nộp hồ sơ đến Ủy Ban Nhân dân tỉnh/ thành phố xem xét ký duyệt giấy chứng nhận cho chủ sở hữu.

Đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính có tọa độ

Nếu khu đất đó vẫn chưa có bản đồ địa chính có tọa độ, thì sẽ mất thêm thời gian cho việc thực hiện bản vẽ nhà đất.

Bước 1: Cơ quan thẩm quyền sẽ hướng dẫn chủ sở hữu có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận liên hệ với những đơn vị có chức năng, thực hiện tiến hành đo đạc, lập bản đồ vị trí đất và bản vẽ hiện trạng nhà ở.

Lưu ý: Hai bản vẽ này nên được thực hiện cùng một đơn vị để có sự tương đồng về mặt số liệu cũng như tiết kiệm được thời gian hơn. Nếu hai bản vẽ vị trí đất và bản vẽ hiện trạng do hai đơn vị khác nhau xác thực, thì cần phải so sánh lại số liệu để có sự đồng nhất về những thông tin liên quan như hình thể, kích thước,…

Từ bước 2 sẽ tương tự với trường hợp phía trên, nghĩa là:

Bước 2: Chủ sở hữu của phần nhà đất đó cần liên hệ với cơ quan chức năng đủ thẩm quyền để xin cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà/ đất. Sau khi đã có đầy đủ giấy tờ từ cơ quan thẩm quyền, chủ sở hữu sẽ liên hệ với các công ty xây dựng để lập hiện trạng bản vẽ và ký xác nhận.

Bước 3: Sau khi đã có bản vẽ hiện trạng nhà đất, chủ sở hữu mang bản vẽ này đến cơ quan đủ thẩm quyền hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận để được xử lý và cấp giấy.

Bước 4: Khi nhận được bản vẽ, cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra bản vẽ về các thông tin liên quan như vị trí, thể tích, hình dạng,…của miếng đất và các yếu tố liên quan khác như lộ giới, hẻm giới, phạm vi bảo vệ hạ tầng kỹ thuật,…

Bước 5: Sau khi đã kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền sẽ kết hợp thông tin trên bản vẽ hiện trạng nhà đất với hồ sơ kỹ thuật của khu đất tương ứng để lập ra bản vẽ nhà đất trên giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Bước 6: Cơ quan có thẩm quyền sẽ nộp hồ sơ đến Ủy Ban Nhân dân tỉnh/thành phố xem xét ký duyệt giấy chứng nhận cho chủ sở hữu.

Đối với các khu vực đang được đo đạc lập bản đồ địa chính có tọa độ theo kế hoạch hàng năm, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phối hợp với các đơn vị đo vẽ nhà đất kết hợp, vừa tiến hành đo vẽ lập bản đồ địa chính, vừa đo đạc lập bản vẽ hiện trạng nhà.

Trích lục bản vẽ hiện trạng nhà đất

Trích lục bản vẽ hiện trạng nhà đất

Trích lục bản vẽ hiện trạng nhà đất là việc sao chép và thể hiện lại thông tin của một thửa đất. Cung cấp thông tin về hình dáng, diện tích, vị trí của thửa đất nhằm giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền về đất đai như tặng cho, mua bán, thừa kế đất đai,… Bên cạnh đó bản vẽ hiện trạng nhà đất cũng giúp nhà nước thuận tiện hơn trong quá trình quản lý đất đai, trong tiến hành các thủ tục thu hồi đất; giao đất; cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, cần lưu ý trích lục bản vẽ hiện trạng nhà đất không được coi là một văn bản pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất. Bản vẽ hiện trạng nhà đất chỉ là cơ sở cung cấp các thông tin, đặc điểm về một thửa đất hoặc một khu vực đất nhất định. Bản vẽ hiện trạng nhà đất được các tổ chức đo đạc đất đai lập khi có sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Đo đạc địa chính khi vẽ bản vẽ hiện trạng nhà đất

Hiện tại, các hoạt động đo đạc địa chính bao gồm có trích đo thửa đất địa chính, đo vẽ bổ sung, đo đạc chỉnh lý và đo vẽ lại bản đồ.

Hoạt động trích đo thửa đất địa chính

Đây là công tác giúp đo đạc địa chính riêng với các lô đất/thửa đất tại những nơi chưa có bản đồ địa chính. Công việc này sẽ giúp cho quá trình quản lý đất đai được tốt hơn.

Hoạt động đo đạc và chỉnh lý bản đồ địa chính

Đo và chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện dựa trên cơ sở các thay đổi về ranh giới, diện tích và mục đích sử dụng đất. Các thay đổi về mốc giới hoặc đường địa chính trên bản đồ cũng cần phải được đo và chỉnh lý lại. Hoạt động này được làm để tạo mốc tọa độ, mốc quy hoạch hoặc các hành lang an toàn công trình trên bản đồ địa chính được chỉnh lý, bổ sung.

Hoạt động đo đạc và vẽ bổ sung bản đồ địa chính

Quy trình này được thực hiện khi đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ khép kín đơn vị hành chính. Nếu khu vực đã được đo vẽ khoanh bao trên địa bàn nhưng chưa được đo vẽ chi tiết đến từng thửa đất.

Hoạt động đo đạc và vẽ lại toàn bộ bản đồ địa chính

Nếu khu vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có nhưng có biến động thì sẽ được đo và vẽ lại toàn bộ bản đồ địa chính.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Trích lục bản vẽ hiện trạng nhà đất“.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ nhà đất bao nhiêu tiền cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Để việc đo vẽ bản vẽ sơ đồ nhà đất một cách chuẩn xác nhất cần phải làm thế nào?

Để lập bản vẽ sơ đồ chính xác nhất, đơn vị đo đạc sẽ phải thực hiện theo đúng quy trình chuyên nghiệp dưới đây:
– Bạn liên hệ với công ty có chức năng đo đạc bản đồ, cung cấp thông tin và hướng dẫn vị trí đất thực tế
– Công ty sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và tiến hành đo đạc theo thực tế. Ở đây, đơn vị đo đạc sẽ sử dụng máy điện tử 3 chân để giúp xác định được vị trí của đất đúng với tọa độ quản lý chung
– Trích xuất file tọa độ một cách chuẩn xác nhất và tiến hành biên tập, vẽ lại hiện trạng vị trí
– Hoàn tất bản vẽ và hướng dẫn bạn các quy trình thủ tục và giấy tờ liên quan để hoàn tất thủ tục được nhanh
– Hoàn thiện bản vẽ cùng hồ sơ, tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan Đăng ký đất đai và chờ kết quả.

Trường hợp nào cần phải trích lục bản đồ địa chính?

– Cấp lại giấy chứng nhận:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 nếu đất chưa có bản đồ địa chính và chưa được trích đo thửa đất thì phải là trích lục bản đồ địa chính hoặc làm trích đo địa chính thửa đất với khu vực đó. Việc này được Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện.
– Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận:
Theo điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.
– Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai:
Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh thì trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai (theo điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
– Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu:
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT khi nhận giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh thì người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ. Trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.
– Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ trình UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
– Là thành phần hồ sơ trình UBND quyết định thu hồi đất:
Khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có các loại hồ sơ như hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất (Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT).