Quy định tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình theo quy định năm 2022

14/07/2022 | 10:11 28 lượt xem Trà Ly

Tranh chấp quyền sử dụng đất là một tranh chấp phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt là tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Trên thực tế, khi tranh chấp quyền sử dụng đã có nhiều vụ án gây thương tích xảy ra giữa các anh chị em trong gia đình. Vậy, tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình theo quy định pháp luật như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Định nghĩa về “hộ gia đình”, Điều 106 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”. Tuy nhiên, đến Bộ luật dân sự năm 2015, định nghĩa hộ gia đình đã không còn tồn tại, thay vào đó là quy định: Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai. Như vậy, Bộ luật dân sự hiện hành đã trao toàn bộ quyền xác định tư cách pháp lý của hộ gia đình trong các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất cho Luật Đất đai.

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”. Với quy định trên có thể hiểu, để được xác định tư cách thành viên trong hộ gia đình và có chung quyền sử dụng đất thì các thành viên của hộ cần thỏa mãn 3 dấu hiệu sau:

  • Thành viên gồm những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
  • Đang sống chung;
  • Có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (tức là thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Điều 212 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình: “Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận… Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần…”.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phân chia đất của hộ gia đình:

  • Thừa kế di sản là quyền sử dụng đất (theo di chúc hoặc theo pháp luật);
  • Phân chia tài sản sau ly hôn giữa vợ chồng;
  • Mâu thuẫn gia đình dẫn đến việc phân chia;
  • Các nguyên nhân khác.

Khi việc phân chia đất không được đảm bảo về quyền lợi, các chủ thể được phân chia đất sẽ phát sinh các tranh chấp về quyền sử dụng đất đòi hỏi phải có sự can thiệp của pháp luật.

Cách giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Để giải quyết tranh chấp phân chia đất, hộ gia đình cá nhân có đất phân chia phải tiến hành hòa giải:

  • Các bên tự hòa giải, phân chia đất phù hợp để giải quyết tranh chấp
  • Trong trường hợp không thể tự hòa giải thì các bên gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất cần phân chia để tiến hành hòa giải.
  • UBND xã tiến hành hòa giải trong vòng 45 ngày, việc hòa giải phải được lập thành biên bản.
  • UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải tới Phòng Tài nguyên – Môi trường.

Thành phần hòa giải tranh chấp đất đai gồm:

  • Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải;
  • Hai bên tranh chấp đất đai;
  • Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận;
  • Các tổ chức xã hội khác.

Trong trường hợp UBND cấp xã hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có thể tiến hành khởi kiện để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Lưu ý: Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã, nếu không hòa giải sẽ không đủ điều kiện khởi kiện theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Điều 3 Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP).

Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình theo quy định năm 2022
Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình theo quy định năm 2022

Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phụ thuộc vào Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013:

  • Đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tòa án nhân dân giải quyết
  • Đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: đương sự có quyền chọn Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp.

Thủ tục giải quyết tranh chấp phân chia đất

Thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành theo trình tự thu tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

  • Viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai có nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
  • Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến)
  • Sau khi nhận được đơn kiện, Tòa án xem xét đơn kiện trong vòng 08 ngày và ra quyết định có thụ lý vụ án không; thông báo cho người khởi kiện (yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kiện; trả đơn kiện; thụ lý đơn kiện; chuyển giao đơn kiện).
  • Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo tạm ứng án phí; vụ án sẽ được thụ lý sau khi Tòa án nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Thông báo cho người khởi kiện, các bên liên quan về thụ lý vụ án trong vòng 03 ngày
  • Chánh án Tòa án tiến hành phân công thẩm phán để giải quyết vụ án.
  • Bị đơn và các bên liên quan nộp bản ghi ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
  • Tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử trong 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải tranh chấp giữa các bên.
  • Trong 01 tháng từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên xét xử sơ thẩm.
  • Tiến hành xét xử phúc thẩm khi bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị.
  • Nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể tiến hành theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm khi có kháng nghị về bản án, quyết định đó của Tòa án.

Lưu ý khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình

khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cần chú ý những vấn đề như sau:

  • Thời điểm xác định số lượng thành viên trong gia đình: Là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
  • Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình phải căn cứ vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Khi giải quyết vụ án dân sự, ngoài những người là thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất, Tòa án sẽ đưa người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, người có công sức đóng góp làm tăng giá trị quyền sử dụng đất hoặc tài sản trên đất tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình theo quy định năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình khi đáp ứng được các điều kiện sau:
– Các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (vợ chồng, cha mẹ con, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi,…).
– Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất (chẳng hạn có tên trông Sổ hộ khẩu nhưng thời điểm cấp Giấy chứng nhận, anh A đang đi xuất khẩu lao động thì không phải là người có chung quyền sử dụng đất).
– Những người trên có quyền sử dụng đất chung bằng các hình thức như: góp tiền mua chung hoặc cùng nhau tạo lập (cùng nhau khai hoang đất)…
Thông thường, tiêu chí có tạo lập chung hoặc cùng nhau góp tiền mua chung…. khó xác định nên thường xác định hộ gia đình sử dụng đất bằng các tiêu chí 01 và 02 nêu trên.

Căn cứ xác định các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất?

Thông thường, căn cứ xác định các thành viên trong hộ gia đình là giấy/đơn xin xác nhận của cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã về các thành viên của hộ gia đình tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây chính là cơ sở quan trọng để xác định thành viên “Hộ gia đình sử dụng đất”.

Cách chia thừa kế quyền sử dụng đất của hộ gia đình thế nào?

Nếu người này để lại di chúc thì di sản được chia theo di chúc. Lưu ý, phần đất theo di chúc chỉ được giới hạn trong phạm vi phần đất mà người lập di chúc có quyền trong phần đất chung của hộ gia đình. Trường hợp di chúc có nội dung vượt quá quyền định đoạt của người lập di chúc thì sẽ vô hiệu phần nội dung vượt quá đó.
Người thừa kế có thể yêu cầu cùng đứng tên trên Sổ đỏ đất cấp cho hộ gia đình hoặc yêu cầu được chia thừa kế bằng tiền…
Nếu không có di chúc thì di sản của người chết được chia theo pháp luật. Những đồng thừa kế theo pháp luật có thể yêu cầu cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thỏa thuận để nhận tiền.