Thực trạng bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thế nào?

16/11/2022 | 09:37 15 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện nay tình trạng thi hồi đất diễn ra khá phổ biến. Điều này cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Tôi muốn hỏi vấn đề thu hồi đất có gì cần lưu ý? Tôi có mảnh đất nhưng đang có tin đồn là bị dính vào thu hồi đất. Nếu như đất bị thu hồi thì tiền đền bù được tính như thế nào? Thực trạng bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở

Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79, Luật Đất đai 2013 và Điều 6, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được thực hiện theo quy định sau đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cấp thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:

a) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở (nhỏ hơn diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa do UBND tỉnh quy định hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép thu hồi hết vì không bảo đảm an toàn để xây dựng nhà ở) mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở bị thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư (bố trí tái định cư); trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư thì được Nhà nước bồi thường bằng tiền. Việc bồi thường bằng nhà ở tái định cư chỉ áp dụng khi địa phương có quỹ nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội.

b) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở (nhỏ hơn diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa do UBND tỉnh quy định hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép thu hồi hết vì không bảo đảm an toàn để xây dựng nhà ở) mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở bị thu hồi thì chỉ được bồi thường bằng tiền, không thực hiện bố trí tái định cư. Nếu người bị thu hồi đất có nhu cầu bồi thường bằng đất ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì mới được xem xét để bồi thường bằng đất ở.

c) Trường hợp thu hồi một phần diện tích đất ở, phần diện tích đất còn lại đủ điều kiện để ở (kể cả phần diện tích đất vườn, ao trong cùng thửa đất ở đủ điều kiện chuyển mục đích sang đất ở) thì chỉ được bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng đất ở. Nếu người bị thu hồi đất có nhu cầu bồi thường bằng đất ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì mới được xem xét để bồi thường bằng đất ở.

Thực trạng bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thế nào?
Thực trạng bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thế nào?

Thực trạng bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thế nào?

Về trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư: Luật Đất đai năm 2013 quy định rất cụ thể các trường hợp Nhà nước được phép thu hồi đất của người sử dụng đất bao gồm: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61); Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62); Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (Điều 64) và Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe doạ tính mạng con người (Điều 65).

Trong số trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư có trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 – dự án chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thônchưa được hướng dẫn cụ thể. Khoản 1 Điều 146 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị gồm đất chỉnh trang khu vực nội thành, nội thị hiện có; đất được quy hoạch để mở rộng đô thị hoặc phát triển đô thị mới. Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn gồm đất chỉnh trang trong khu dân cư hiện có, đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích, đất được quy hoạch để mở rộng khu dân cư nông thôn”. Như vậy, trong trường hợp này, việc “chỉnh trang” không chỉ có ý nghĩa là sắp xếp, bố trí, chỉnh sửa cơ sở hạ tầng sẵn có của đô thị, khu dân cư nông thôn trở nên phù hợp hơn, mà còn là việc xây mới của nhiều dự án mở rộng trên diện tích đất được coi là có quy hoạch. Điều này đã dẫn đến tình trạng lợi dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất cho những dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội nói chung, không thuộc trường hợp Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Theo quy định, khi thực hiện những dự án này, chủ đầu tư phải thực hiện theo cơ chế dân sự.

Về giá đất làm căn cứ để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Việc Luật Đất đai năm 2013 quy định sử dụng giá đất cụ thể làm căn cứ để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những nội dung tiến bộ đáng ghi nhận của văn bản này. Bởi lẽ, giá đất cụ thể được coi là loại giá đất không quy định về thời hạn áp dụng giống như Khung giá đất hay Bảng giá đất, có thể nói đây là loại giá đất mang tính chất áp dụng một lần, cho từng đối tượng và trong từng trường hợp cụ thể. Chính điều này khiến cho giá đất bồi thường cho người sử dụng đất phù hợp hơn, tiến tới sát với giá thị trường tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, trên thực tế, giá đất bồi thường cho người sử dụng đất vẫn còn một khoảng cách xa so với giá thị trường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là quy định của pháp luật liên quan đến cơ chế xác định giá đất.

Nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất là gì?

Luật Đất đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88). Trong đó quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện.

Đây là một điểm mới của luật đất đai 2013 khi đã bắt đầu xem xét bồi thường về đất không chỉ với tư cách là tài sản mà còn là tài nguyên và tư liệu sản xuất. Trên thực tế, ngoài ý nghĩa là tài sản, đất đai còn là tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất và nguồn sống của con người. Vì đất là tư liệu sản xuất của người bị thu hồi đất nên nhà đầu tư ngoài việc bồi thường giá trị như một tài sản còn phải bồi thường về thu nhập, sinh kế cho người mất đất.

Việc hỗ trợ tái định cư hiện nay như thế nào?

Đây cũng được coi là một điểm mới của Luật Đất đai năm 2013. Khoản 1, Điều 83 quy định về nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể như sau:

– Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật đất đai 2013 còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ;

– Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật;

Thứ nhất, quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường

Thứ hai, quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà nguồn thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở.

Thứ ba, một trong các hình thức hỗ trợ là hỗ trợ về chỗ ở, tái định cư. Nhằm khắc phục tình trạng một số khu vực tái định cư chất lượng còn thấp, không đồng bộ về cơ sở hạ tầng, chưa đảm bảo tiêu chí có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Nhiều địa phương chưa lập khu tái định cư chung cho các dự án tại địa bàn nên nhiều dự án chưa có khu tái định cư đã thực hiện thu hồi đất ở, thậm chí có những dự án mà người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà để ở nhiều năm mà vẫn chưa được bố trí vào khu tái định cư, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định về lập và thực hiện dự án tái định cư, bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở.

Thực trạng bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thế nào?
Thực trạng bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thế nào?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Tư vấn luật đất đai về “Thực trạng bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thế nào?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề như tư vấn pháp lý về giá đền bù đất 50 năm theo quy định thì có thể tham khảo và liên hệ tới Tư vấn luật đất đai để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Liên hệ hotline: 0833.101.102

Câu hỏi thường gặp

Bị thu hồi đất có bồi thường nhà ở mới không?

Bồi thường bằng nhà ở, đây là việc người dân bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở và được bồi thường bằng nhà ở mới do chủ đầu tư xây dựng.

Khi nào bồi thường thu hồi đất bằng hình thức giao đất mới?

Bồi thường bằng giao đất ở mới, đây là hình thức người bị thu hồi đất được cấp một diện tích đất nhất định để tự mình xây nhà ở. Nếu lô đất nằm ở trong khu tái định cư thì việc xây dựng nhà ở phải được thực hiện theo như thiết kế mẫu được đề ra nhằm đảm bảo quy hoạch.

Bồi thường tiền khi thu hồi đất trong trường hợp nào?

bồi thường bằng tiền để tự lo nơi ở mới. Hình thức tái định cư này áp dụng trong trường hợp người bị thu hồi đất không có nhu cầu tái định cư bằng nhà ở hoặc đất ở mà muốn nhận tiền để tự lo nơi ở phù hợp với nguyện vọng, mong muốn, sở thích và điều kiện sống của mình.