Thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

24/10/2022 | 14:46 261 lượt xem Thủy Thanh

Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai diễn ra tại Tòa án, khi xét thấy một bên có khả năng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bất hợp pháp thì sẽ có quyền yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để nhằm giữ nguyên trạng phần đất đang tranh chấp đó, trong có đó biện pháp ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vậy ” Thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất” được thực hiện như thế nào?. hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi và gia đình hàng xóm có đang tranh chấp mảnh đất giáp ranh giữ hai nhà. Tuy nhiên dạo gần đây tôi phát hiện gia đình hàng xóm đang rao bán căn căn nhà đó. Bây giờ tôi muốn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải làm như thế nào ạ?. Thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện ra sao ạ?. Mong luật sư trả lời.

Ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Khi có tranh chấp đất đai xảy ra, bên nguyên đơn có thể thực hiện áp dụng biện pháp đề nghị ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất tới cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu Tòa án áp dụng bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn bị đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Ngăn chặn bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 111 và Khoản 7, Khoản 8, Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó việc cấm chuyển dịch các quyền về tài sản đối với tài sản đang xảy ra tranh chấp sẽ được Tòa án áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp có căn cứ cụ thể cho thấy người đang chiếm hữu hoặc chiếm giữ tài sản đang xảy ra tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.

Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp về đất đai, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự là nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án tranh chấp đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm mục đích tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự là ngăn chặn bị đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc để bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có của tài sản nhằm tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được cho tài sản tranh chấp hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Mẫu đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Mời bạn xem và tải mẫu đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại đây:

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn viết mẫu đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

– Về phần thông tin chung: Ghi chính xác thông tin của người yêu cầu, thông tin tài sản cần áp dụng biện pháp ngăn chặn.

– Về nội dung vụ việc:

  •  Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

– Về nội dung yêu cầu: Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Lưu ý: Tòa án chỉ áp dụng các biện pháp yêu cầu ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi nhận được đơn yêu cầu của nhân sự, đồng thời thấy yêu cầu này cần thiết và cấp bách. Yêu sẽ được xử lý khi và chỉ khi nhận được đầy đủ các thông tin về đất cùng như thông tin của người sử dụng.

Thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Khi xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản trên đất, để đảm bảo tài sản tranh chấp không bị chuyển nhượng cho người khác hoặc bị đem đi thế chấp cho cá nhân, tổ chức hay tránh trường hợp một bên tẩu tán tài sản thì bên tranh chấp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đưa ra biện pháp ngăn chặn chuyện nhượng quyền sử dụng đất.

Thủ tục nộp đơn áp dụng các biện pháp khẩn cấp về quyền chuyển nhượng

Bước 1: Nộp đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cơ quan địa phương có thẩm quyền

Người yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn yêu cầu gửi đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Đơn yêu cầu áp dụng khẩn cấp tạm thời phải bao gồm các nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Thủ tục áp dụng khẩn cấp tạm thời mà người đệ đơn yêu cầu cần phải cung cấp các chứng cứ để chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Bước 2: Xử lý và quyết định có nên áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không.

Trường hợp 1: Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết.

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật Tố tụng dân sự  2015 thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu.

Trường hợp 2: Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án.

  • Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
  • Việc thực hiện biện pháp bảo đảm được bắt đầu từ thời điểm Hội đồng xét xử ra quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, nhưng người yêu cầu phải xuất trình chứng cứ về việc đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án.
  • Nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.

Thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bước 1: Nộp đơn đề nghị ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất đến Phòng tài nguyên môi trường tại nơi tranh chấp.

Bước 2: Phòng tài nguyên môi trường chính là nơi sẽ thực hiện xử lý và quyết định ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân địa phương.

Văn phòng đất đai sẽ từ chối đơn đề nghị trong thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai của người chuyển nhượng và nhận được văn bản của cơ quan thi hành dân sự đồng thời giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện.

Căn cứ tạm dừng việc đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Cũng theo quy định tại Khoản 2, Điều 111 và Khoản 7, Khoản 8, Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,

Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

“2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.” 

Điều 114. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

“7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.”

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Thủ tục ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn về tranh chấp đất thừa kế, làm sổ đỏ, chia thừa kế đất hộ gia đình, phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư, xin cấp lại sổ đỏ bị mất, giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, muốn tách sổ đỏ,… của tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Các biện pháp ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm những gì?

Nếu trong quá trình giải quyết vụ án phát hiện người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp cho người khác thì áp dụng quyền cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
Nếu trong quá trình giải quyết vụ án phát hiện người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có những hành vi như tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm, làm thay đổi hiện trạng tài sản đó thì áp dụng quyền cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

Trường hợp nào phải làm đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Thông thường, việc ngăn chặn giao dịch về đất đai được thực hiện trong trường hợp như:
Các bên có tranh chấp đất đai như tranh chấp ranh giới đất, tranh chấp xác định chủ sử dụng đất…
Các bên có tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp về thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai, tranh chấp về phân chia tài sản chung của vợ chồng…
Các bên có tranh chấp về hợp đồng dân sự như hợp đồng vay tiền, vay tài sản… cần phải tiến hành ngăn chặn để không tẩu tán tài sản.

Cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất là cơ quan nào?

Điều 111 Bộ Luật tố tụng dân sự nêu rõ, trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân được  quy định tại Điều 187 của Bộ luật này được phép yêu cầu Tòa án đang chịu trách nhiệm giải quyết vụ án đó áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để giải quyết tạm thời các yêu cầu cấp bách của đương sự.
Nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, chứng cứ và tình trạng hiện có để tránh gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho giải quyết và thi hành vụ án. Do vậy, khi cần sử dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch và thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp thì tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định này.