Thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở được thực hiện thế nào?

21/05/2022 | 11:04 31 lượt xem Thanh Loan

Nhu cầu về đất ở ngày càng tăng cao, nhiều cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu được chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất ở. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa nắm được những quy định và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất này. Thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở quy định như thế nào?  Nếu bạn đang có vướng mắc tương tự, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Đất rừng là gì?

Đất rừng là một trong những loại đất chiếm ¾ diện tích đất cả nước và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, môi trường, lẫn chính trị.

Theo quy định của Luật đất đai 2013 tại Điều 10 quy định về phân loại đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong đó, đất rừng gồm 3 nhóm đất là đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng được phân vào nhóm đất nông nghiệp.

Điều kiện chuyển đất rừng sang đất ở

Chuyển đất rừng sang đất ở phải xin phép

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất rừng thuộc nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, khi người sử dụng đất chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (gồm có đất ở) phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp huyện nơi có đất có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất).

Căn cứ chuyển đất rừng sang đất ở

Căn cứ Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, khi nhận đơn của hộ gia đình, cá nhân thì UBND cấp huyện sẽ dựa theo 02 căn cứ sau để quyết định cho phép hoặc không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo đó, chỉ khi nào có đủ 02 căn cứ trên thì UBND cấp huyện mới ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất ở; trường hợp kế hoạch sử dụng đất không cho phép chuyển mục đích sử dụng thì UBND cấp huyện không được phép ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở được thực hiện thế nào?

Thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở được thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai (Đơn xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất).

– Sổ đỏ hoặc các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và xác minh thực địa đất rừng sản xuất cần chuyển đổi.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình được phép chuyển mục đích sử dụng đất, cần thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Theo đó, khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế thì phải nộp đúng số tiền và đúng thời hạn theo thông báo.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cần bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Bước 4: Trả kết quả

Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cá nhân, hộ gia đình đến nơi nộp hồ sơ nhận kết quả cho phép chuyển mục đích sử dụng đất do UBND cấp huyện ban hành. Chỉ khi có quyết định này thì cá nhân, hộ gia đình mới được phép xây dựng nhà ở.

Thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở được thực hiện thế nào?

Mức phạt khi tự ý chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang đất ở

Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cá nhân, hộ gia đình tự ý chuyển đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất ở thì bị xử lý như sau:

STTDiện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng trái phépMức phạt tiền
1Dưới 200m2 (0,02 ha)Từ 03 – 05 triệu đồng
2Từ 200m2 đến dưới 500m2 (0,02 ha đến dưới 0,05 ha)Từ 05 – 10 triệu đồng
3Từ 500m2 đến dưới 1.000m2 (0,05ha đến dưới 0,1 ha)Từ 10 – 15 triệu đồng
4Từ 1.000 – 5.000m2 (0,1 ha – 0,5ha)Từ 15 – 30 triệu đồng
5Từ 5.000m2 đến dưới  10.000m2 (0,5ha đến dưới 01 ha) Từ 30 – 50 triệu đồng
6Từ 01 – 05 haTừ 50 – 100 triệu đồng
7Từ 05 ha trở lênTừ 100 – 250 triệu đồng

Ngoài việc bị phạt tiền thì cá nhân, hộ gia đình còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (trừ trường hợp đất được đăng ký nếu có đủ điều kiện).
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất.
  • Buộc thu lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục chuyển đất rừng sang đất ở được thực hiện thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Phí chuyển nhượng đất rừng sản xuất hiện nay?

Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất mới

Câu hỏi thường gặp

Có được chuyển đất rừng sản xuất sang đất ở không?

Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, khi người sử dụng đất chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (gồm có đất ở) phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với hộ gia đình, cá nhân thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện nơi có đất có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất).

Đất rừng gồm những loại nào?

Đất rừng gồm 3 nhóm đất là:
– Rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai 2013. Rừng sản xuất được phân loại theo 2 đối tượng: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.
– Rừng phòng hộ là loại rừng có vai trò lưu giữ, bảo vệ, ngăn chặn nguồn nước. Gồm đất rừng phòng hộ đầu nguồn; đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
– Rừng đặc dụng là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên; vườn quốc gia; rừng văn hóa xã hội; nghiên cứu thí nghiệm.