Thẩm quyền thu hồi đất công ích thuộc về cơ quan nào?

01/06/2023 | 11:53 6 lượt xem Gia Vượng

Từ xưa đến nay, đất đai luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều của tất cả mọi người. Pháp luật đất đai hiện hành phân chia đất thành các nhóm đất khác nhau để việc quản lý đất đai được nhanh chóng và hiệu quả, trong đó có đất công ích xã phường. Vậy quy định đất công ích là loại đất như thế nào? Có được thu hồi đất công ích không? Nếu có, thẩm quyền thu hồi đất công ích thuộc về cơ quan nào? Tất cả những quy định này sẽ được Tư vấn luật đất đai tìm hiểu tại nội dung bài viết sau, mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Đất công ích là gì?

Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành đang có hiệu lực pháp luật, căn cứ mục đích sử dụng đất mà đất được chia làm nhiều loại khác nhau là nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông; nhóm đất chưa sử dụng, không có loại đất 5% như bạn nêu. Thực ra đây là tên gọi của loại đất trước kia do hợp tác xã trích % (5%) quỹ đất hợp tác xã hoặc các hộ dân sau khi đưa đất vào hợp tác xã thì được giữ lại % ( chính là 5%) giao cho các hộ nông dân được tự chủ phát triển kinh tế theo nhu cầu của hộ gia đình được thầu cũng như đảm bảo phù hợp với quy định của địa phương (trồng rau, hoa màu, chăn nuôi…) Do đó, theo quy định tại Điều 132 Luật Đất đai năm 2013:

Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

Thẩm quyền thu hồi đất công ích thuộc về cơ quan nào?

Có được thu hồi đất công ích không?

Xuất phát là loại đất sử dụng cho mục đích công ích thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nên đất công ích hoàn toàn có thể bị thu hồi nếu thuộc vào một trong các trường hợp mà Nhà nước thu hồi đất như sau:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Thẩm quyền thu hồi đất công ích thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ vào quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013, việc thu hồi đất công ích sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thu hồi đất công ích có được bồi thường không?

Khi Nhà nước thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn người dân sẽ không được nhận bồi thường về đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 76 Luật đất đai 2013. Tuy vậy đừng lo lắng vì trong trường hợp này, gia đình bạn vẫn sẽ nhận được một khoản mà Nhà nước bồi thường vào chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau:

  • Chi phí san lấp mặt bằng;
  • Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
  • Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
  • Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Chi phí đầu tư vào đất còn lại được tính phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và được xác định theo công thức sau:

P=(P1+P2+P3+P4)xT2
T1

Trong đó:

  • P: Chi phí đầu tư vào đất còn lại;
  • P1: Chi phí san lấp mặt bằng;
  • P2: Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
  • P3: Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
  • P4: Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất;
  • T1: Thời hạn sử dụng đất;
  • T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại.

Đối với trường hợp thời điểm đầu tư vào đất sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thời hạn sử dụng đất (T1) được tính từ thời điểm đầu tư vào đất.

Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, để được Nhà nước bồi thường chi phí vào đất còn lại, bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại.
  • Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền thu hồi đất công ích thuộc về cơ quan nào? hoặc các dịch vụ khác liên quan như là soạn thoải mẫu download hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Nguồn hình thành đất công ích như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013 quy định về nguồn hình thành đất công ích như sau:
– Do mỗi xã, phường, thị trấn lập căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của định phương.
– Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Đất công ích được sử dụng với mục đích gì?

Mục đích sử dụng đất công ích được quy định theo khoản 2 Điều 132 Luật Đất đai 2013 như sau:
(1) Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của UBND cấp tỉnh;
(2) Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của UBND cấp tỉnh;
(3) Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Quy định về việc cho thuê đất công ích như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 132 Luật Đất đai 2013 quy định về việc cho thuê đất công ích như sau:
Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại mục 4 thì UBND cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm.
Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do UBND cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.