Chào Luật sư, hiện nay tôi được cô ruột cho phép xây dựng trên đất của cô tôi. Không biết trong trường hợp này tôi có cần xin phép cơ quan nào hay không? Vì vợ chồng tôi vừa mới làm ăn thua lỗ nên bị ngân hàng xiết nợ, giờ phải xây dựng nhà trên đất của người khác. Thủ tục cấp phép xây dựng khi đất đứng tên người khác thế nào? Thủ tục cấp phép xây dựng khi đất đứng tên người khác năm 2022 có gì cần lưu ý? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn về vấn đề này như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 95 Luật xây dựng năm 2014, hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng;
+ Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Thủ tục cấp phép xây dựng khi đất đứng tên người khác
Theo quy định của pháp luật hiện hành, kể từ thời điểm ngày 1-7-2006 (ngày Luật nhà ở có hiệu lực), nhà ở phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, là điều kiện tiên quyết để các bên thực hiện các giao dịch về nhà ở. Do vậy, nếu nhà ở có sau ngày 1-7-2006, chủ cũ buộc phải thực hiện thủ tục hoàn công, hoàn tất thủ tục sở hữu nhà ở trước khi bán lại cho bạn. Khi đó bạn mới có cơ sở pháp lý để được công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
Trong trường hợp này, với giấy phép xây dựng mang tên người khác, bạn không thể thực hiện thủ tục để được công nhận quyền sở hữu nhà ở.
Trường hợp nhà ở có trước ngày 1-7-2006 và việc mua bán nhà được thực hiện trước thời điểm này, với giấy phép xây dựng mang tên người khác, bạn có cơ sở để được chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nếu:
i. Bạn có giấy tờ về việc mua bán nhà ở này, có chữ ký của bên bán và được UBND phường, xã, thị trấn nơi có nhà ở xác nhận;
ii. Nếu không có giấy tờ về việc mua bán nhà ở có chữ ký của bên bán, phải được UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở xác nhận việc mua bán này được thực hiện trước ngày 1-7-2006.
Trên đây là những thông tin mang tính lý thuyết, việc vận dụng pháp luật vào trường hợp của bạn như thế nào tùy thuộc vào hồ sơ pháp lý về nhà ở mà bạn có.
Cấp giấy phép xây dựng khi chưa có sổ đỏ như thế nào?
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ những trường hợp như: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư; Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này; Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt…
Xây nhà không đúng giấy phép xây dựng được cấp bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 6, điểm c khoản 15, khoản 16 và khoản 17 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:
“Điều 16. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
[…]
6. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
[…]
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.
16. Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.
17. Trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp xây dựng nhà ở được cấp phép xây nhà cấp 3 nhưng chỉ xây nhà cấp 4 là hành vi thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp, vi phạm quy định trên.
Như vậy, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đối với trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật Đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục cấp phép xây dựng khi đất đứng tên người khác ” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về việc xin cấp lại sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline: 0833.102.102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn cách tính tiền sử dụng đất khi làm sổ đỏ
- Đất của mình bị cấp sổ cho người khác phải làm thế nào?
- Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
- Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Số tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm.
CHÚ THÍCH : Các tầng hầm không tính vào số tầng nhà.
Hồ sơ nhà ở được quy định như sau:
a) Đối với nhà ở tại đô thị và nông thôn được tạo lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở hoặc có bản kê khai thông tin về nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở; giấy tờ xác định đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở, hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có);”