Thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp như thế nào?

26/08/2022 | 15:11 164 lượt xem Hoàng Yến

Dạ thưa Luật sư, tôi hiện có tranh chấp với mảnh đất do tôi đứng tên. Nhưng trong giai đoạn tranh chấp thì người quản lý mảnh đất ấy đang thi công sửa chữa, tháo dỡ. Trường hợp trên có vi phạm quy định pháp luật không ạ? Có ảnh hưởng gì đến vụ việc tranh chấp của tôi không? Xin Luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc ạ?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng Dịch vụ tư vấn luật sư và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ quy định pháp về đất đai đang trong tình trạng tranh chấp cũng như làm sáng tỏ về việc Thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Có được thay đổi hiện trạng đất đang trang chấp không?

Theo Điều 122 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.”

Theo đó, Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.

Những trường hợp áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp

Tài sản đang tranh chấp (tài sản là đối tượng của tranh chấp) là tài sản đang có hai hay nhiều người cùng xác nhận quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của người kia đối với tài sản mà tài sản đó hiện không rõ thuộc về người nào. Biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được hiểu là cấm cá nhân, tổ chức thay đổi hiện trạng, bóp méo tài sản đang có sự tranh chấp giữa các bên.  Theo đó, BLTTDS 2015 quy định hai trường hợp áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản.

 “Người đang chiếm hữu tài sản đang tranh chấp” là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản đang tranh chấp. Nếu trong quá trình giải quyết vụ án tính từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án, nghiên cứu hồ sơ vụ án, thực hiện hết các quy trình tố tụng cho đến khi giải quyết xong các tranh chấp về tài sản cho các bên liên quan, nếu thấy người đang nắm giữ chi phối tài sản có hành vi tháo gỡ tức là tháo rời và lấy ra lần lượt từng cái, từng bộ phận hoặc từng thứ một để làm biến dạng và bóp méo tài sản ban đầu; lắp ghép các bộ phận lại với nhau thành một bộ phận hoàn chỉnh khác với ban đầu của tài sản hay xây dựng làm nên công trình kiến trúc trên tài sản đang có tranh chấp theo một kế hoạch nhất định thì cơ quan có thẩm quyền có  quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trực tiếp đối với hành vi của chủ thể đó.

Thứ hai, áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản.

“Người giữ tài sản đang tranh chấp” là người giữ tài sản trực tiếp có liên quan đến vụ tranh chấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm trong việc giữ tài sản đang tranh chấp.

Cũng giống như người chiếm hữu tài sản trong tranh chấp thì đối với người giữ tài sản đang tranh chấp nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà họ cũng có những hành vi làm thay đổi hiện trạng ban đầu của tài sản bằng các hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm làm thay đổi tài sản tranh chấp ban đầu thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với họ để ngăn cản hành vi trái pháp luật mà họ đang thực hiện.

Ngoài ra, nếu có căn cứ cho thấy họ có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền trực tiếp thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với họ, để kịp thời ngăn chặn hành vi trái pháp luật mà họ gây ra. “Hành vi khác”ở đây được hiểu là các hành vi của chủ thể tác động lên tài sản mà đang bị tranh chấp ví dụ: đập vỡ, xâm lấn .. tất cả các hành vi nhằm mục đích thay đổi, bóp méo hiện trạng ban đầu của tài sản tranh chấp.

Ví dụ: A khởi kiện tranh chấp ranh giới bất động sản liền kề với B, A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, buộc B giữ nguyên hiện trạng mốc giới ngăn cách đất, không được di dời.

Thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp
Thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp

Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp

Tòa án được ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về việc cấm thay đổi hiện trạng tài sản tài sản đang tranh chấp nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó. Thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết và tùy theo loại tài sản mà các bên tranh chấp là động sản hay bất động sản thì pháp luật quy định thẩm quyền giải quyết của các Tòa án là khác nhau.

Ví dụ như tài sản đang có tranh chấp là bất động sản thì căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 thì Tòa án nơi có bất động sản đang có tranh chấp giải quyết. 

Thẩm phán là người ra quyết định áp dụng biện pháp này khi có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp của người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Mẫu đơn yêu cầu giữ nguyên hiện trạng nhà đất đang tranh chấp

  • Nơi nhận: Ủy ban nhân dân xã/huyện; Thanh tra phòng tài nguyên và môi trường nơi có nhà đất đang tranh chấp.
  • Thông tin người yêu cầu: Họ và tên, năm sinh, Số CMND/CCCD, địa chỉ liên hệ,…
  • Thông tin người bị yêu cầu: Họ và tên, năm sinh, địa chỉ liên hệ,…
  • Thông về những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Họ và tên, năm sinh, địa chỉ liên hệ,…
  • Thông tin về nhà đất đang bị tranh chấp: nguồn gốc, vị trí, diện tích,…
  • Lí do cần phải giữ nguyên hiện trạng tài sản nhà đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Thay đổi hiện trạng đất đang tranh chấp“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Tranh chấp bờ tường nếu khởi kiện thì có bị đình chỉ công trình đang thi công dở bằng cách áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không?

Theo Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
“Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này.”
Theo đó, Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 nêu trên để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 nêu trên đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Như vậy, theo quy định thì khi bạn nộp đơn khởi kiện nếu trong trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì bạn nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó là Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản trong giai đoạn thi hành án dân sự quy định như thế nào?

Khoản 1, 2 Điều 69 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 28 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự) quy định về tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản:
1. Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, tài sản chung của người phải thi hành án với người khác.
2. Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó”.
 Như vậy, trong giai đoạn thi hành án dân sự, Chấp hành viên có quyền ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, tài sản chung của người phải thi hành án với người khác nếu xét thấy hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án.