Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương là gì?

20/07/2023 | 16:17 106 lượt xem Tư Vấn Luật Đất Đai

Để ổn định an ninh, trật tự và phát triển bền vững thì nước ta chia ra nhiều loại cơ quan quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực và từng địa phương để quản lý. Trong đó, về lĩnh vực xây dựng luôn được nhà nước quan tâm và quy định chi tiết. Vậy cụ thể cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương là gì? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu tại nội dung sau:

Căn cứ pháp lý

Phân loại các cơ quan quản lý nhà nước

Cơ quan quản lý nước ta gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất mà các cơ quan nhà nước có nhiều cách phân loại khác nhau.
– Căn cứ vào cấp quản lý:

  • Dựa vào cấp quản lý mà cơ quan nhà nước được chia thành 02 cấp: trung ương và địa phương.
  • Theo đó, Chính phủ và các bộ, các cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước trung ương. Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương.

– Căn cứ vào chức năng quản lý:

  • Dựa vào chức năng quản lí, có thể phân chia thành các cơ quan quản lí nhà nước theo ngành, lĩnh vực và cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ.
  • Theo đó, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ. Các Bộ, cơ quan ngang bộ được gọi là cơ quan quản lí nhà nước theo ngành hoặc theo lĩnh vực.
  • Các cơ quan quản lý theo lãnh thổ có thể xem là bộ não trong hệ thống quản lý, xem xét, điều chỉnh mọi hành vi trong phạm vi quản lý của mình. Các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực có nhiệm vụ hỗ trợ cơ quan quản lý theo lãnh thổ thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình.
  • Ở Việt Nam, Chính phủ là cơ quan quản lí nhà nước cao nhất, có chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. Uỷ ban nhân dân các cấp có chức năng quản lí nhà nước trên phạm vi lãnh thổ địa phương, tổ chức điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của địa phương trên cơ sở chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương là gì?

Các cơ quan quản lí nhà nước ở nước ta theo hê thống cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhận dân các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Các cơ quan quản lí nhà nước ở nước ta theo hê thống cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhận dân các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước có thể phân loại theo tiêu chí khác nhau.

  • Căn cứ vào tiêu chí vị thế thì có cấp trung ương – địa phương có các cơ quan quản lí nhà nước trung ương và các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương;
  • Căn cứ vào chức năng quản lí, có thể phân chia thành các cơ quan quản lí nhà nước theo ngành, lĩnh vực và cơ quan quản lí nhà nước theo lãnh thổ.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về nhà ở của địa phương được quy định như thế nào?

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương là gì

Trách nhiệm và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

  • Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn;
  • Bố trí kinh phí để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương; chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch này sau khi được phê duyệt;
  • Quy hoạch, bố trí diện tích đất để phát triển đối với từng loại nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt, trong đó phải xác định rõ các khu vực để xây dựng nhà ở xã hội cho thuê; quyết định hệ số k điều chỉnh giá đất trong trường hợp bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
  • Chỉ đạo công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn theo quy định tại Khoản 5 Điều 19 của Luật Nhà ở, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt; chỉ đạo Sở Xây dựng công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở các thông tin về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua, được huy động vốn, danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu quy định tại Khoản 1 Điều 76 và các thông tin quy định tại Điều 79 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP; số lượng nhà ở tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu.
  • Ban hành quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng, nhà biệt thự, nhà chung cư; hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở phục vụ tái định cư được giao quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; tổ chức cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư;
  • Quy định tiêu chí, thủ tục và xác định danh mục nhà ở có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử (bao gồm cả nhà biệt thự, nhà ở cổ); quyết định thành lập Hội đồng xác định danh mục và ban hành quyết định phê duyệt danh mục nhà ở này để thực hiện quản lý;
  • Sắp xếp tổ chức, bố trí đủ cán bộ, công chức và phân giao lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan của địa phương để thực hiện việc phát triển và quản lý nhà ở; chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác phát triển và quản lý nhà ở trên địa bàn; xử lý các hành vi vi phạm, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật;
  • Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhà ở thuộc thẩm quyền ban hành cho phù hợp với Luật Nhà ở và Nghị định 99/2015/NĐ-CP; tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về nhà ở và vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn chấp hành các quy định của pháp luật về nhà ở;
  • Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao;
  • Định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình triển khai Luật Nhà ở và Nghị định này trên địa bàn;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác.

Trách nhiệm của Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện và thủ trưởng các cơ quan có liên quan của địa phương

  • Sở Xây dựng có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật về nhà ở.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và thủ trưởng các cơ quan có liên quan của địa phương chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu chậm trễ thực hiện hoặc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của Luật Nhà ở, Nghị định 99/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật về nhà ở.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương là gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn soạn thảo tư vấn đặt cọc đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước?

Cơ quan quản lý Nhà nước là cơ quan nhà nước hoạt động có tính chất chuyên nghiệp có vai trò điều hành xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước được thiết lập nhằm thực thi và kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước nhằm mục đích đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Vai trò của chính phủ: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội;
Vai trò Bộ và các cơ quan ngang Bộ: Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.

Dự án nào cần cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định?

Theo quy định tại Điều 56 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 13 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, thì dự án nêu tại câu hỏi của ông Hà do người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng và không thuộc trường hợp cần phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện thẩm định.

Nguyên tắc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng?

Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi được thực hiện đối với toàn bộ dự án, từng dự án thành phần, từng công trình xây dựng hoặc một số công trình xây dựng theo giai đoạn thực hiện, phân kỳ đầu tư của dự án nhưng phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các kết quả thẩm định và phù hợp với tiến độ dự án tại quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án.