Thành viên hộ gia đình chết sẽ chia đất như thế nào?

27/06/2023 | 16:28 75 lượt xem Gia Vượng

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về việc chia thừa kế đất thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể là đất nhà tôi khi được cấp sổ năm 1993 có mang tên là hộ gia đình sử dụng đất, nay một thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất chết nên chúng tôi muốn thực hiện phân chia thừa kế phần đất này. Tôi thắc mắc pháp luật có cho phép phân chia thừa kế với đất của hộ gia đình không? Khi thành viên hộ gia đình chết sẽ chia đất như thế nào? Hay chúng tôi sẽ cần đáp ứng điều kiện gì để có thể phân chia thừa kế đất đó, mong luật sư hỗ trợ. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung sau đây

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Có được chia thừa kế với đất của hộ gia đình không?

Các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất nếu đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất, hoặc cùng nhau đóng góp, tạo lập để có quyền sử dụng đất chung hoặc được tặng cho, thừa kế chung,…

Quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình thì tất cả các thành viên trong gia đình có các quyền ngang nhau đối với mảnh đất đó.

Trường hợp một thành viên trong hộ gia đình chết để lại di chúc thì chỉ được lập di chúc định đoạt phần quyền của mình trong quyền sử dụng đất chung.

Khi đó, người hưởng thừa kế theo di chúc chỉ được yêu cầu chia thừa kế đối với phần quyền mà người chết để lại.

Trường hợp một thành viên trong hộ gia đình chết không để lại di chúc, người thừa kế theo pháp luật của người để lại tài sản được hưởng thừa kế phần quyền của người chết có trong quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình.

Việc chia thừa kế đất hộ gia đình trong trường hợp nêu trên thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thành viên hộ gia đình chết sẽ chia đất như thế nào?

Để chia thừa kế đất hộ gia đình phải xác định phần quyền của người để lại di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Để xác định phần quyền này phải thực hiện thủ tục tách thửa đất. Có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Đủ điều kiện tách thửa và các thành viên trong hộ gia đình thống nhất tách thửa

Theo điểm b khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013, trường hợp quyền sử dụng đất phân chia được theo phần:

Nếu các thành viên còn muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình và đồng ý tách thửa đất cho người người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận (do việc tách thửa đất có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên khác trong hộ gia đình nên cần có sự đồng ý của các thành viên khác để tách thửa).

Thành viên hộ gia đình chết sẽ chia đất như thế nào?

Sau đó, phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người chết sẽ trở thành di sản thừa kế, được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, để tách thửa đất và chia thừa kế bằng hiện vật thì phải đủ điều kiện tách thửa theo quy định của pháp luật đất đai.

  • Trường hợp 2: Không đủ điều kiện tách thửa hoặc các thành viên không thống nhất được về việc tách thửa

Trên thực tế phát sinh rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện tách thửa do không đủ điều kiện tách thửa để chia thừa kế đất hộ gia đình hoặc các thành viên trong hộ không thỏa thuận được với nhau về việc tách thửa như thế nào.

Khi đó, không thể tiến hành phân chia quyền của các thành viên trong hộ bằng hiện vật (tức là chia bằng đất).

Việc chia thừa kế đất hộ gia đình được giải quyết bằng cách định giá tài sản bằng tiền và chia cho những người thừa kế phần tiền tương ứng với giá trị tài sản người chết để lại.

Phần tài sản của người chết để lại sẽ trở thành di sản thừa kế.

Khi đó, chỉ cần xác định những người được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật là có thể hoàn tất thủ tục chia thừa kế.

Trong trường hợp những người thừa kế không tự thỏa thuận được với các thành viên khác của hộ gia đình về việc chia thừa kế phần đất là di sản của người chết để lại nằm trong đất của hộ gia đình thì có thể khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Xử lý tranh chấp chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình

Thực tế nhiều trường hợp tranh chấp chia thừa kế đất do một trong những người được hưởng thừa kế không đồng ý với thỏa thuận chia thừa kế hoặc cho rằng di chúc không hợp pháp. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp có thể giải quyết như sau:

Cách 1: Những người được hưởng thừa kế thương lượng, hòa giải

Có thể nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương hoặc những người có tiếng nói trong dòng họ, gia tộc để thương lượng, hòa giải, thống nhất các vấn đề chia di sản thừa kế.

Cách 2: Khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu chia di sản thừa kế

Khi các bên không thể thỏa thuận thống nhất được việc chia thừa kế thì lựa chọn giải quyết tại Tòa án cấp huyện nơi có đất sẽ giải quyết công bằng nhất. Theo đó, quyết định/bản án của Tòa án là căn cứ để toàn thể các thành viên gia đình phải tuân thủ thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thành viên hộ gia đình chết sẽ chia đất như thế nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Khi chuyển nhượng đất hộ gia đình phải có sự đồng ý của tất cả thành viên trong hộ khẩu không?

Căn cứ khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, khi chuyển nhượng đất hộ gia đình thì chỉ cần sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất.

Con dưới 18 tuổi có chung quyền sử dụng đất với bố mẹ không?

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.”.
Căn cứ theo quy định trên thì con dưới 18 tuổi vẫn sẽ có quyền đối với thửa đất, vì vẫn là thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất.

Quy định pháp luật về sở hữu tài sản chung của hộ gia đình như thế nào?

Tài sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Nếu là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.