Thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất năm 2023

11/02/2023 | 14:22 37 lượt xem Tình

Xin chào Luật sư, tôi tên là Quốc Bảo. Tôi đang sinh sống và làm việc tại Gia Lai. Gia đình tôi có một mảnh đất rộng chừng 5 hecta đang trồng cà phê là đất rừng sản xuất. Gần đây, tôi có nghe nói mảnh đất nhà tôi sắp bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp kinh tế trọng điểm. Do không am hiểu nhiều về pháp luật nên tôi không rõ mảnh đất nhà tôi có thuộc trường hợp bị nhà nước thu hồi không? Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất? Rất mong Luật sư phản hồi giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Tư vấn Luật Đất đai xin được tư vấn cho bạn qua bài viết “Thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất năm 2023″ như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Luật Lâm nghiệp 2017

Khái niệm thu hồi đất?

Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”.

Khái niệm đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Theo quy định của Pháp Luật, đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013. Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên cần tuân thủ các quy định sử dụng của loại đất này.

Phân loại đất rừng sản xuất

Rừng sản xuất được phân loại theo 2 đối tượng:

  1. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
  2. Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.Quy định sử dụng đất rừng sản xuất

Nhà nước thu hồi đất rừng sản xuất trong những trường hợp nào?

Căn cứ vào Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về thu hồi rừng như sau:

  1. Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
    a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
    b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
    c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
    d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
    đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
    e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
    g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
  2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.

Như vậy, Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:

– Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

– Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

– Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;

– Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;

– Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;

– Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;

– Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.

Thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất theo quy định của pháp luật

Căn cứ vào Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng như sau:

Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng

1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:

a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;

b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.

2. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:

a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;

b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

+ Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;

+ Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:

+ Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;

+ Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.

Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.

Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.

Thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất năm 2023
Thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất năm 2023

Thu hồi đất rừng sản xuất có được bồi thường không?

Người sử dụng đất rừng sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật đất đai 2013 thì được bồi thường.

Điều kiện để được bồi thường khi đất bị thu hồi khi:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
  • Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

Điều kiện đủ đất đấy phải có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Thông tin liên hệ:

Tư Vấn Đất Đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền thu hồi đất rừng sản xuất năm 2023“. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Tra cứu chỉ giới xây dựng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất

Vậy thủ tục mua bán đất rừng sẽ diễn ra như thế nào? Theo quy định hiện nay thì việc mua bán hay chuyển nhượng đất rừng sản xuất cần phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền. Thủ tục mua bán gồm có những hồ sơ như sau:
Thứ nhất, đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. 
Thứ hai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc
Thứ ba, cần có giấy tờ chứng minh đất không có tranh chấp
Thứ tư, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất phải được công chứng, chứng nhận. 
Thứ năm, các loại giấy tờ khác như như: Chứng minh thư nhân dân, sổ Hộ khẩu
Nên lưu ý rằng, sau khi hợp đồng chuyển nhượng đã được hai bên ký kết thì cần phải hoàn thành thủ tục công chứng theo quy định. Sau đó, bên nhận chuyển nhượng sẽ làm công việc sau:
Đầu tiên, nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất theo Điều 95 Luật đất đai 2013. 
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký biến động sẽ tiến hành sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài Nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất. 

Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất là gì?

Điều 74 và Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Trình tự thủ tục thu hồi đất rừng sản xuất

Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng như sau:
– Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục thu hồi đất, chuyển đổi đất và thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Trường hợp phải thu hồi rừng theo quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 22 của Luật Lâm nghiệp, ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, phải căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức quản lý rừng bị thu hồi để giao, cho thuê.
Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì thủ tục thu hồi đất như sau:
“Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.
Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
c) Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.
Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;
b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất…”