Thẩm quyền thu hồi đất quốc phòng thuộc về ai?

28/08/2023 | 10:36 21 lượt xem SEO Tài

Thu hồi đất là hoạt động của cơ quan nhà nước thu lại quyền sử dụng đất trên mộ diện tích nhất định. Đất thu hồi thường được sử dụng với những mục đích phát triển kinh tế xã hội địa phương như xây đường, xây dựng những cụm khu công nghiệp, xây dựng cơ quan đoàn thể. Thu hồi đất thường sẽ được thực hiện theo quy trình nhất định và người có diện tích đất bị thu hồi sẽ được nhà nươc hỗ trợ định cư hoặc bồi thường một khoản tiền tương ứng. Vậy đối với đất quốc phòng thì sẽ như thế nào? Thẩm quyền thu hồi đất quốc phòng thuộc về ai? Bài viết “Thẩm quyền thu hồi đất quốc phòng” Tư vấn luật đất đai sẽ giải đáp vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Một số vấn đề về đất quốc phòng

Đất đai của Việt Nam được chia ra thành nhiều loại với mục đích sử dụng và chủ thể quản lý khác nhau. Đất quốc phòng, an ninh là loại đất chỉ được sử dụng cho mục đích quốc phòng như khu vực tập luyện quân sự, các doanh trại quân đội, sân bay quân sự….. đây là diện tích đất do bộ quốc phòng quản lý và sử dụng vì tính chất đặc thù đặc biệt nên những vấn đề về đất quốc phòng an ninh luôn thu hút được sự chú ý của nhiều bạn đọc.

Ngay từ luật đất đai đầu tiên năm 1987, đất quốc phòng đã được quy định nhưng chưa thật sự rõ ràng, cụ thể, sau này, qua luật đất đại 1993; 2003 và đến nay là luật đất đai năm 2013 thì quy định về đất quốc phòng ngày càng được kế thừa và phát triển. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi tắt là đất quốc phòng) là đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.

Chủ thể sử dụng đất quốc phòng, an ninh được quy định tại Điều 50 Nghị định 43, dựa vào mục đích sử dụng, cụ thể:

– Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân (trừ Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; ban chỉ huy quân sự cấp huyện; công an cấp tỉnh; công an cấp huyện; công an cấp phường; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở); đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng;

– Các đơn vị trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

– Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an phường, thị trấn; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở.

Quy định về chủ thể gắn với mục đích sử dụng đất được quy định như trên có sự thống nhất với quy định tại Điều 61 Luật Đất đai về lí do thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.

Quy định pháp luật về thu hồi đất

Thu hồi đất sẽ có hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất là thu hồi đất do có vi phạm. Trường hợp này thường xảy ra khi người sử dụng đất có những vi phạm trong quá trình sử dụng đất và không thể khắc phục được như lấn chiếm, sử dụng sai mục đích… Trường hợp thứ 2 là thu hồi có đền bù do quy hoạch. Khi có kế hoạch quy hoạch sử dụng đất thì nhà nước cũng thực hiện hình thức thu hồi đất này.

Theo từ điển Giải tích Thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), thu hồi đất được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất của người vi phạm quy định vè sử dụng đất để Nhà nước giao cho người khác sử dụng hoặc trả lại cho chủ sử dụng đất đai hợp pháp bị lấn chiếm. Trường hợp cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công công.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, có thể hiệu thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại đất và quyền sử dụng đất đã giao cho các chủ thể sử dụng theo quy định của pháp luật đất đai.

Dưới góc độ pháp lý, Khoản 11 Điều 4 Luật Đất đai giải thích rằng: Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Đặc điểm của thu hồi đất:

– Thu hồi đất là một trong những nội dung cơ bản của quan lý nhà nước về đất đai cùng với việc giao đất, cho thuế đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất,…

– Phương pháp mệnh lênh là phương pháp được sử dụng trong mọi trường hợp thu hồi đất.

– Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm thể hiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu, đồng thời cũng là nội dung quan trọng của quan lý nhà nước về đất đai.

– Thu hồi đất gây ra những hậu qua pháp lý cho người sử dụng đất.

Thẩm quyền thu hồi đất quốc phòng
Thẩm quyền thu hồi đất quốc phòng

Thẩm quyền thu hồi đất quốc phòng

Trong những trường hợp thu hồi đấy thông thường thì thẩm quyền thu hồi đất sẽ thuộc về UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp phường….Nhưng đất quốc phòng là loại đất có nhiều tính chất khác biệt do chịu sự quản lý của Bộ Quốc Phòng nên thẩm quyền và thủ tục thu hồi đất quốc phòng cũng có nhiều sự khác biệt với các loại đất khác. Vậy thẩm quyền thu hồi đất quốc phòng được quy định như thế nào?

Theo Khoản 1, Điều 16 Luật Đất đai, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Thực tế, pháp luật chỉ quy định về việc các trường hợp thu hồi đất mà không quy định các loại đất nào được thu hồi, loại đất nào không được thu hồi. Có nghĩa là, nhóm đất nông nghiệp hay nhóm đất phi nông nghiệp đều có thể bị thu hồi nếu thuộc một trong các trường hợp trên.

Tuy nhiên, phân tích kỹ hơn về lí do thu hồi đất quốc phòng, đối với lí do thứ nhất, thì thực tế sẽ không thể xảy ra, Nhà nước không thể thu hồi đất quốc phòng này vì mục đích quốc phòng an ninh khác, điều này vừa làm mất thời gian, lại không mang lại ý nghĩa gì; so với sử dụng đất để phát triển kinh tế- xã hội thì đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh vẫn là ưu tiên, do đó, đối với lí do này, việc thu hồi đất gần như không xảy ra đối với đất quốc phòng.

Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng là đất được nhà nước giao và sử dụng lâu dài, vì vậy sẽ không có trường hợp chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, hơn nữa đất quốc phòng mang tính chất ổn định cao, gắn với công cuộc thực hiện nhiệm vụ vì an ninh, tổ quốc.

Thu hồi đất quốc phòng chỉ có thể diễn ra với lí do nếu vi phạm pháp luật về đất đai, điều này được chứng minh tại Khoản 2, Điều 50 Nghị định 43: “Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng.” Đồng thời, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai cũng có quy định: “Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm: a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao,…và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm”. Như vậy, việc sử dụng đất không đúng mục đích quốc phòng, an ninh thì Nhà nước có quyền thu hồi đất đối với đất quốc phòng nếu đáp ứng điều kiện.

Hiện này, không có một văn bản pháp luật chuyên biệt nào điều chỉnh về hoạt động thu hồi đất quốc phòng và đều được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn Luật Đất đai.

Về nguyên tắc, chủ thể nào quyết định giao đất thì chủ thể đó có quyền thu hồi đất. Về đất quốc phòng, thẩm quyền thu hồi được trao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, điều này cũng dựa trên nguyên tắc cũng như quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.”. Thẩm quyền này được chứng minh tại Khoản 2, Điều 50 Nghị định 43: “Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng.”

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh có sự phối hợp thực hiện quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, điều này cũng hoàn toàn hợp lí, đặc biệt, là việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thẩm quyền thu hồi đất quốc phòng” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Ai được thu hồi đất quốc phòng?

Về nguyên tắc, chủ thể nào quyết định giao đất thì chủ thể đó có quyền thu hồi đất. Về đất quốc phòng, thẩm quyền thu hồi được trao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, điều này cũng dựa trên nguyên tắc cũng như quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.”. Thẩm quyền này được chứng minh tại Khoản 2, Điều 50 Nghị định 43: “Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng.”

Thủ tục thu hồi đất quốc phòng như thế nào?

Thực tế, trình tự thủ tục thu hồi đất quốc phòng khó được áp dụng theo quy định hiện hành, bởi như mục 1.3 tác giả đã phân tích, việc thu hồi đất quốc phòng không nằm vào một lí do cụ thể nào, hơn nữa, việc thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động thực hiện sau thời hạn đã được đưa ra mà không có sự thay đổi về mục đích sử dụng, vì vậy, có thể thực hiện theo thủ tục như sau:
– Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất;
– Bố trí kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
Thu hồi đất trong trường hợp này sẽ không được bồi thường.

Thế nào là đất quốc phòng?

Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi tắt là đất quốc phòng) là đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.