Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc về cơ quan nào?

14/02/2023 | 15:20 26 lượt xem Hương Giang

Trên thực tế, quy trình thu hồi đất nông nghiệp của người dân để tiến hành các chính sách quy hoạch cần phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp khác nhau. Mỗi cơ quan sẽ đảm nhận các vai trò khác nhau trong việc triển khai thu hồi đất của người dân. Trước khi thu hồi, cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông báo đến người dân trong thời hạn quy định. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc về cơ quan nào? Ban quản lý có thẩm quyền thu hồi đất không? Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân về việc thông báo quyết định thu hồi đất được quy định ra sao? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật đất đai 2013

Thu hồi đất là gì?

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, “thu hồi đất” được hiểu là trường hợp Nhà nước ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đang thuộc quyền sử dụng đất của người khác nếu người này có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.

Trên cơ sở khái niệm thu hồi đất được xác định ở trên, có thể hiểu, khi xảy ra sự kiện thu hồi đất thì hộ gia  đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất có nghĩa vụ phải trả lại phần đất thuộc diện thu hồi mà họ đang sử dụng cho Nhà nước. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Nhà nước cũng có thể tự lấy đất từ phía người dân, mà hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 16 và các điều từ Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai năm 2013 thì Nhà nước chỉ được thực hiện việc thu hồi đất nếu việc thu hồi đất thuộc một trong những trường hợp mà pháp luật quy định.

Khi nào Nhà nước thu hồi đất của người dân?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật đất đai 2013; quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất như sau:

Điều 16. Nhà nước quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất

  1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Như vậy, có thể thấy những trường hợp Nhà nước thu hồi đất đều vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Việc thu hồi đất trước hết để đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Và phát triển kinh tế – xã hội; thực hiện quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu đô thị mới,… Từ đó, tạo cơ sở phát triển đất nước, cải thiện cuộc sống người dân, nâng cao thu nhập.

Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền thu hồi đất được quy định rõ như sau:

* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:

– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn nhưng thu hồi đất sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

* Ủy ban nhân dân cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương)

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:

– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi.

Như vậy, về cơ bản, thẩm quyền thu hồi là thống nhất với thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và được giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo từng đối tượng sử dụng đất cụ thể; đồng thời không được ủy quyền thu hồi

Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp
Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp

Ban quản lý có thẩm quyền thu hồi đất không?

Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế hoặc Cảng vụ hàng không không có thẩm quyền thu hồi. Nghĩa là không có quyền ra quyết định áp dụng pháp luật (quyết định cá biệt để thu hồi đất).

Thay vào đó Ban Quản lý khu công nghệ cao, Ban Quản lý khu kinh tế hoặc Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thu hồi đất theo quy định của pháp luật, cụ thể:

* Ban Quản lý khu công nghệ cao

Khoản 37 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 52 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

“2. Trách nhiệm quản lý đất đai của Ban Quản lý khu công nghệ cao được quy định như sau:

c) Thu hồi đất đã cho thuê, đã giao lại đối với trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và i khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai; người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện trả lại đất theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật đất đai. Việc xử lý tiền thuê đất, tài sản gắn liền với đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại thực hiện như đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;”.

* Ban Quản lý khu kinh tế

Điểm c khoản 1 Điều 53 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý đất đai của Ban Quản lý khu kinh tế được quy định như sau:

“c) Thu hồi đất đã giao lại, cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại các Điểm a, b, c, d, e, g và i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai; người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện trả lại đất theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai; quản lý quỹ đất đã thu hồi tại điểm này;”

* Cảng vụ hàng không

Khoản 18 Điều 1 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định như sau:

“6. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm đối với phần diện tích đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao như sau:

c) Quyết định thu hồi đất đối với trường hợp được Cảng vụ hàng không giao đất mà thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, e, g và i khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai. Quyết định chấm dứt hợp đồng thuê đất đối với trường hợp vi phạm hợp đồng cho thuê đất của Cảng vụ.”.

Tóm lại, chỉ có Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện mới có thẩm quyền thu hồi đất theo từng đối tượng sử dụng đất và không được ủy quyền.

Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân về việc thông báo quyết định thu hồi đất

Căn cứ Điều 67 Luật đất đai 2013 quy định về thông báo thu hồi đất như sau:

Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn; thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.

Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà và đất. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 63 Luật đất đai 2013; quy định việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây:
 + Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai 2013;
+ Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

Ủu ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất trong trường hợp nào?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013;
+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Khi Nhà nước thu hồi đất, mức bồi thường phải tuân thủ theo nguyên tắc gì?

– Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
– Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
– Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.