Đất đai là một tài nguyên quý giá nên bất cứ ai cũng có mong muốn sở hữu và sử dụng; chính bởi lẽ đó mà việc xảy ra tranh chấp giữa các chủ thể là điều không tránh khỏi. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là nguyên tắc giải quyết tranh chấp là gì? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về ai? cơ quan nào? … Tất cả sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định năm 2022. Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tranh chấp đất đai là gì?
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai; các chủ thể không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau về tất cả các vấn đề; vì thế sẽ xuất hiện những ý kiến khác nhau; những mâu thuẫn; bất đồng nhất định. Hiện tượng đó được thể hiện trên thực tế bằng những hành động cụ thể và người ta gọi đó là sự tranh chấp.
Vậy tranh chấp đất đai là sự bất đồng; mâu thuẫn hay xung đột lợi ích; về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu
Đây là nguyên tắc rất cơ bản trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai. Đòi hỏi khi xem xét giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quan hệ pháp luật đất đai; đều phải thực hiện trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân; bảo vệ quyền lợi cho người đại diện của chủ sở hữu; bảo vệ thành quả cách mạng về ruộng đất.
Cần quán triệt quan điểm xuyên suốt của Nhà nước là không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng; trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước việt Nam dân chủ cộng hòa; Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Đảm bảo lợi ích của người sử dụng đất
Thực hiện nguyên tắc này; hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai đã thể hiện được tư tưởng đổi mới trong quá trình Nhà nước điều hành các quan hệ xã hội về đất đai. Xét cả mặt lý luận và thực tiễn; lợi ích bao giờ cũng là vấn đề cốt lõi trong hầu hết các quan hệ xã hội; và đất đai là 1 trong những lợi ích quan trọng nhất của mọi tầng lớp. Nếu lợi ích của người sử dụng đất không được bảo đảm thì việc sử dụng đất không đạt hiệu quả như mong muốn; đây là giải pháp thuyết phục khi giải quyết các tranh chấp đất đai.
Để bảo vệ tốt nhất những lợi ích đó; trước hết các bên cần phải gặp nhau để bàn bạc; thảo luận và thương lượng. Đó cũng là cơ sở quan trọng đảm bảo quyền tự định đoạt cho các đương sự. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; chỉ thụ lý đơn khi các bên đã tiến hành qua thủ tục này mà không đạt được sự nhất trí cần thiết.
Hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải đất đai là biện pháp mềm dẻo; linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra giải pháp thống nhất; để tháo gỡ những mâu thuẫn; bất đồng trong quan hệ pháp luật đất đai trên cơ sở tự nguyện; tự thỏa thuận. Trong hoạt động giải quyết tranh chấp; hòa giải có tầm quan trọng đặc biệt. Nếu hòa giải thành; tranh chấp kết thúc; không những hạn chế được sự phiền hà tốn kém; mà còn giảm bớt lượng công việc đối với cơ quan có thẩm quyền; phù hợp với đạo lý tương thân tương ái; giữ được tình làng nghĩa xóm; đảm bảo đoàn kết trong nội bộ nhân dân.
Trường hợp các bên tranh chấp không tự thương lượng hòa giải được với nhau; thì việc giải quyết tranh chấp sẽ thông qua tổ hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải cơ sở vẫn không đạt được sụ thống nhất; thì các bên có quyền gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã; phường; thị trấn nơi có tranh chấp để yêu cầu tổ chức việc hòa giải; thời gian là 45 ngày.
Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới; chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã; phường; thị trấn; gửi biên bản hòa giải đến phòng tài nguyên và môi trường đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình; cá nhân; cộng đồng dân cư với nhau. Gửi đến sở tài nguyên và môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng tài nguyên và môi trường; sở tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp; quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
Căn cứ Điều 203 Luật đất đai; Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong những trường hợp sau:
- Tranh chấp mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
- Tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100; nếu đương sự lựa chọn khởi kiện ra Tòa án nhân dân thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tại Điều 35 Tòa án cấp huyện nơi có bất động sản sẽ giải quyết vụ tranh chấp trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; cho Toà án nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp Tỉnh theo quy định tại Điều 37.
Thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân
Uỷ ban nhân dân sẽ giải quyết tranh chấp đất đai đối với những tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 và đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp ở UBND có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203. Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giải quyết tranh chấp đất đai trừ trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức; cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.
Có thể bạn quan tâm:
- Điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản
- Những cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định?
- Người dân có được phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp không?
Như vậy; thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về tòa án nhân dân và ủy ban nhân dân; tùy vào tranh chấp cụ thể; căn cứ theo Điều 203 Luật đất đai. Bằng việc mở rộng thẩm quyền của hệ thống Tòa án nhân dân; Luật đất đai đã đưa ra cơ chế đảm bảo cho các bên tranh chấp chủ động lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với nguyện vọng của mình.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định năm 2022 “.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu, tư vấn luật đất đai …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý; quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp.
– Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất; không có quyền sở hữu đối với đất đai.
– Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước.
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất;
– Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất;
– Tranh chấp về mục đích sử dụng đất.
Để thực hiện chuyển nhượng, các bên phải làm hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật về hình thức và nội dung hợp đồng. Đây là bước đầu tiên của thủ tục chuyển nhượng. Không có hợp đồng, bạn không thể thực hiện giao dịch một cách hợp pháp.