Tặng cho đất bằng lời nói có hiệu lực không?

14/08/2022 | 08:11 10 lượt xem Thanh Loan

Tặng cho đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho chuyển quyền sử dụng đất của mình cho người khác mà không đòi hỏi phải trả tiền như bố mẹ cho con cái hay ông bà tặng con cháu. Vậy tặng cho đất bằng lời nói có hiệu lực không? Cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được quyền tặng cho quyền sử dụng đất (cho đất) khi có đủ các điều kiện sau:

Điều kiện 1 – Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp 02 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền tặng cho.

Trường hợp 2: Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi:

+ Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;

+ Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).

Điều kiện 2 – Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Điều kiện 3 – Đất không có tranh chấp;

Điều kiện 4 – Trong thời hạn sử dụng đất.

Tặng cho đất bằng lời nói có hiệu lực không?

Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định:

– Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật này có quy định: Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp cha mẹ tặng cho đất hoặc nhà đất cho con bằng lời nói, nhưng không lập hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực thì việc tặng cho không có hiệu lực, không đủ điều kiện đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai.

Tặng cho đất bằng lời nói có hiệu lực không?
Tặng cho đất bằng lời nói có hiệu lực không?

Hồ sơ làm thủ tục tách thửa đất được tặng cho

Theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ–CP hướng dẫn thực hiện Luật đất đai, trường hợp vợ chồng bạn được bố mẹ cho 1/3 mảnh đất hiện tại, bạn cần nộp hồ sơ xin tách thửa đất tới cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng kí biến động (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất;
  • Hồ sơ kỹ thuật thửa đất do đơn vị có chức năng đo đạc bản đồ lập (bản chính);
  • CMND, sổ hộ khẩu thường trú của bên tặng cho với bên cho và bên được tặng cho;
  • Hợp đồng tặng, cho quyền sử dụng đất có công chứng;
  • Giấy khai sinh của bên tặng cho và bên được tặng cho;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân.

Theo Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì đối với trường hợp bố mẹ tặng đất cho con thì cần phải lập hợp đồng tặng cho có công chứng, để được tách thửa thì mảnh đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu được tách thử theo quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh nơi có đất.

Bố mẹ tặng cho con đất thì có phải công chứng hợp đồng?

Căn cứ Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 có quy đinh:

Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Theo quy định trên có thể hiểu để một hợp đồng tặng cho bất động sản có giá trị pháp lý bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực. Vì vậy, việc bố mẹ cho bạn nhà đất thì phải lập thành hợp đồng có công chứng mới hợp lệ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Tặng cho đất bằng lời nói có hiệu lực không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Không sang tên khi tặng cho đất có bị xử phạt?

Khi thực hiện tặng cho đất mà không sang tên thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP; các mức phạt đối với hành vi không sang tên như sau:
Đối với khu vực nông thôn:
Phạt tiền từ 01-03 triệu đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiên đăng ký biến động;
Phạt tiền từ 02-05 triệu đồng nếu quá thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiên đăng ký biến động.
Đối với khu vực thành thị: mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn (cao nhất là 10 triệu đồng/01 lần vi phạm).

Tặng đất cho con và tặng cho người ngoài khác nhau như thế nào?

Nhìn chung về bản chất thì tặng đất cho con và tặng cho người ngoài đều giống nhau; là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ tặng cho trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên; do chủ thể khác nhau nên việc tặng cho đất giữa những người trong gia đình và người ngoài cũng có sự khác nhau cơ bản.
Do xuất phát từ quan hệ huyết thống; hôn nhân; nuôi dương là những quan hệ vô cùng thân thiết nên việc tặng cho đất giữa các thành viên trong gia đình như cha mẹ và con sẽ được nhà nước miễn 1 số loại thuế theo quy định;
Còn tặng cho đất người ngoài sẽ vẫn bị đánh thuế theo đúng quy định của pháp luật; ví dụ như người được tặng sẽ phải nộp thuế TNCN;…
Hơn thế nữa việc tặng cho đất giữa những người trong gia đình thường dễ dàng hơn vì nguồn gốc đất rõ ràng; có đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Còn tặng đất cho người ngoài là điều hiếm gặp với trách nhiệm quản lý nhà nước; thì các cơ quan sẽ hoài nghi về loại giao dịch này khi tấc đất tấc vàng mà lại đi cho không người khác. Lúc này nếu tặng cho là hợp đồng giả cách gán nợ hoặc trốn thuế sẽ bị điều tra và có thể tuyên vô hiệu.

Cha mẹ cho con đất phải nộp các loại phí và lệ phí nào?

Phí đo đạc (= 0.15%x Giá đất) không quá 5 triệu đồng.
Lệ phí thẩm định ( Mức thu tính bằng 0.15% giá trị đất tặng cho. Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).
Lệ phí cấp sổ đỏ theo từng trường hợp cụ thể không quá 100.000 đồng trên một lần cấp mới.
Lệ phí địa chính: Mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định (mỗi tỉnh sẽ có mức thu khác nhau).