Tài sản gắn liền với đất là gì theo quy định năm 2023?

09/12/2022 | 09:18 17 lượt xem Trang Quỳnh

Hiện nay, ngoài việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mảnh đất đang sử dụng thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thể hiện sự chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất gồm nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Vậy quy định pháp luật về tài sản gắn liền với đất là gì? Thực hiện thủ tục bổ sung tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ như thế nào? Người dân khi có nhu cầu thực hiện thủ tục bổ sung tài sran gắn liền với đất sẽ chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ nào? Hãy cùng bộ phận tư vấn đất đai của Luật sư X tìm hiểu quy định về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại điều hữu ích cho bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Tài sản gắn liền với đất là gì?

Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Như vậy, theo quy định nêu trên, tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tài sản gắn liền với đất gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 104 Luật đất đai năm 2013 quy định tài sản gắn liền với đất gồm:

– Nhà ở:

Theo khoản 1 Điều 3 Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014

Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Hiện nay nhà ở bao gồm các loại sau:

+Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.

+ Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

+ Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.

+ Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác.

+ Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở.

+ Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.

– Công trình xây dựng khác:

Căn cứ Điều 3 Luật xây dựng quy định như sau: Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.

Công trình khác quy định tại Luật Xây dựng và Nghị định 121/2013/NĐ- CP là những công trình không phải là nhà ở riêng lẻ;; không phải công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình xác công trình khác có thể là hàng rào, nhà bếp… hay các công trình xây dựng nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, nhà nghỉ thuộc vốn của tư nhân… mà không phải là nhà ở riêng lẻ; không phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình; không phải phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định trên.

– Rừng sản xuất là rừng trồng:

Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ  rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, rừng sản xuất được phân loại theo các đối tượng sau:

+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được phân loại thành: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng.

+ Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác.

– Cây lâu năm:

Tài sản gắn liền với đất là gì?
Tài sản gắn liền với đất là gì?

Cây lâu năm là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm

Loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu gồm:

+ Cây công nghiệp lâu năm: là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu.

+ Cây ăn quả lâu năm: loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài

+ Cây dược liệu lâu năm: là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm làm dược liệu như cây hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm.

+ Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm: là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng

Loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có các đặc tính như sau:

+ Cây gieo trồng một lần, cho thu hoạch sản phẩm (mà thân chính vẫn giữ nguyên) hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên năm (05) năm:

+ Thuộc một trong các nhóm cây sau: cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.

Thủ tục bổ sung tài sản gắn liền trên đất vào sổ đỏ

Bước 1: Người giao dịch nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội (nơi có đất).

Bước 2:Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội giải quyết hồ sơ:

– Thẩm tra hồ sơ, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất; trường hợp cần thiết, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội gửi phiếu lấy ý kiến của Phòng Quản lý đô thị; trong thời hạn không quá (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, Phòng Quản lý đô thị có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội ra thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do cho người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất biết.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội lập tờ trình, dự thảo quyết định, ghi nội dung bổ sung tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập tờ trình, dự thảo quyết định, viết Giấy chứng nhận mới (đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận)

Trình Sở Tài nguyên và Môi trường (qua Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội) xem xét, quyết định chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận hoặc cấp Giấy chứng nhận mới .

Cách thức thực hiện:

Người giao dịch nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính – nộp bổ sung hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội. Khi nhận kết quả, người giao dịch phải có phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản chính – theo mẫu);

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp (bản chính);

– Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 13 Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND thành phố Hà Nội (Bản sao chứng thực);

– Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng) (bản sao chứng thực).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Tài sản gắn liền với đất là gì theo quy định năm 2023?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến mức giá đền bù đất khi nhà nước thu hồi hiện nay… Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký tài sản gắn liền với đất là bao lâu?

– Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Thời hạn giải quyết không tính thời gian:
+ Thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
+ Thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Đăng ký tài sản gắn liền với đất sẽ được cấp sổ đỏ hay sổ hồng?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì:
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. (tên thường gọi là sổ hồng)

Khi nào hợp đồng tặng cho tài sản gắn liền với đất sẽ chấm dứt?

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
Hợp đồng đã được hoàn thành;
Theo thỏa thuận của các bên;
Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
Trường hợp khác do luật quy định.