Sổ đỏ không có bản về có xây được nhà hay không?

08/03/2023 | 13:56 88 lượt xem Gia Vượng

Xin chào Luật sư. Cho tôi hỏi rằng hiện nay sổ đỏ về quyền sử dụng đất của nhà tôi về phần chữ còn đầy đủ thông tin nhưng phần vẽ bản đồ thì thửa đất không thể hiện đường trên sổ, vậy tôi thắc mắc răng sổ đỏ như vậy có ảnh hưởng gì tới việc tôi làm nhà ở lâu dàu hay không? Sổ đỏ không có bản về có xây được nhà hay không? Và trên sổ đỏ thể hiện những thông tin gì? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tư vấn luật đất đai, tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Tuy nhiên, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành kế thừa tên gọi Giấy chứng nhận mới, cụ thể:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thường ngày của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được pháp luật quy định. Để thuận tiện cho người đọc, trong nhiều bài viết thường sử dụng từ “Sổ đỏ” thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.

Thông tin ghi trên Sổ đỏ như thế nào?

Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNTM Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

1. Trang 1 của Giấy chứng nhận

Trang 1 gồm:

– Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ;

– Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;

Sổ đỏ không có bản về có xây được nhà hay không?
Sổ đỏ không có bản về có xây được nhà hay không?

– Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Trang 2 của Giấy chứng nhận

Trang 2 in chữ màu đen gồm:

– Mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;

– Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;

– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.

3. Trang 3 của Giấy chứng nhận

Trang 3 in chữ màu đen gồm:

– Mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”;

– Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”.

4. Trang 4 của Giấy chứng nhận

Trang 4 in chữ màu đen gồm:

– Nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;

– Nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch.

5. Trang bổ sung của Giấy chứng nhận

Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm:

– Dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”;

– Số hiệu thửa đất;

– Số phát hành Giấy chứng nhận;

– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;

– Mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.

Vì sao 1 số Sổ đỏ không ghi kích thước thửa đất?

Do thiếu sót của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Theo các văn bản quy định về mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường như trên thì Giấy chứng nhận phải ghi kích thước thửa đất. Trường hợp sơ đồ thửa đất không ghi kích thước thửa đất có thể có thể do thiếu sót của cơ quan có thẩm quyền (địa chính, tài nguyên môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Văn phòng đăng ký đất đai).

Trường hợp Giấy chứng nhận không có thông tin về kích thước của thửa đất thì hộ gia đình, cá nhân liên hệ với Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương để tiến hành bổ sung thông tin kích thước thửa đất.

Do không có đủ thông tin

Đây là lý do khá phổ biến nếu Giấy chứng nhận được cấp trong giai đoạn từ 15/08/2006 đến ngày 10/12/2009 (Giấy chứng nhận được cấp theo Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT).

Cụ thể, tại khổ thứ 2 điểm b khoản 6 Điều 3 Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT nêu rõ:

“Trường hợp không có đủ các thông tin quy định tại điểm b khoản này trên bản đồ địa chính được sử dụng để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì trên sơ đồ chỉ thể hiện những thông tin có trên bản đồ địa chính đó.”.

Như vậy, nếu không có đủ các thông tin về chiều dài các cạnh thửa đất thì không ghi.

Do Giấy chứng nhận được cấp trước ngày 01/12/2004

Đối với Giấy chứng nhận được cấp trước ngày có văn bản quy định về mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải ghi thông tin về kích thước thửa đất. Nói cách khác, khi chưa có văn bản quy định phải ghi kích thước thửa đất thì Giấy chứng nhận sẽ không có thông tin về chiều dài các cạnh thửa.

Do thuộc trường hợp ngoại lệ (không phải ghi kích thước)

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT và điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, những trường hợp Giấy chứng nhận không thể hiện sơ đồ thửa đất gồm:

– Cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp.

– Đất xây dựng công trình theo tuyến.

Đối với trường hợp không thể hiện sơ đồ thửa đất thì đương nhiên không thể hiện kích thước thửa đất.

Sổ đỏ không có bản về có xây được nhà hay không?

Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên giấy chứng nhận quyến sử dụng đất như sau: 

1. Sơ đồ thửa đất được thể hiện theo quy định như sau:

a) Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:

– Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;

– Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam;

– Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;

– Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.

Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;

b) Những trường hợp không thể hiện sơ đồ gồm:

– Cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp;

– Đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT”.

Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng nên thửa đất của gia đình bạn có thể nằm trong trường hợp có thể hiện sơ đồ hoặc không cần có sơ đồ khi cấp một giấy chứng nhận cho nhiều thửa đất nông nghiệp. Do đó, trong trường hợp thửa đất của gia đình bạn là đất ở thì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sơ đồ về thửa đất.

Trong trường hợp bạn muốn xây nhà mà trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có sơ đồ thửa đất thì để chắc chắn cho việc xây cất không ảnh hưởng gì đến sau này thì bạn có thể đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên và môi trường cung cấp thông tin đất đai của địa phương dưới hình thức: tra cứu thông tin, trích lục bản đồ địa chính đối với từng thửa đất, trích sao sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất, tổng hợp thông tin đất đai (trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước không được phép công bố). UBND cấp xã cung cấp thông tin đất đai của địa phương dưới hình thức tra cứu thông tin (trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước không được phép công bố). Do đó trong trường hợp của bạn, bạn có thể tra cứu thông tin về thửa đất gia đình bạn để xác minh thông tin về thủa đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xem có sai khác hay không và trong trường hợp không có sai khác thì việc xây cất của gia đình bạn chỉ nằm trong phạm vi mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đưa ra. Còn trong trường hợp có sai khác thì bạn cần làm thủ tục đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 106 Luật đất đai 2013).

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Sổ đỏ không có bản về có xây được nhà hay không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến làm sổ đỏ mất bao nhiêu tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Cơ quan nào có thẩm quyền nào được cấp lại/cấp đổi sổ đỏ bị mờ, rách, mất?

Về vấn đề xin cấp lại sổ đỏ bị mất, rách, ố nhòe, Điều 37 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định như sau: Đối với những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận xin cấp đổi lại thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. 

Nếu người được cấp quyền sở hữu đất là cá nhân thì thông tin ghi trên sổ đỏ được thể hiện như thế nào?

– Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);

Thông tin ghi chú trên sổ đỏ thể hiện chi tiết những nội dung gì?

– Trường hợp trong quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, hợp đồng hoặc văn bản nhận chuyển quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có nội dung hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì ghi nội dung hạn chế theo giấy tờ đó.
– Trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình đã được công bố, cắm mốc thì ghi “Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình… (ghi tên của công trình có hành lang bảo vệ)”; hoặc ghi “Thửa đất có… mđất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình…” đối với trường hợp một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình.
– Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì ghi “Số hiệu và diện tích thửa đất chưa được xác định theo bản đồ địa chính