Sổ đỏ đứng tên người đã mất thì phải làm thế nào?

20/06/2022 | 09:16 19 lượt xem Thanh Loan

Thưa luật sư! Ông bà ngoại tôi đã mất, đất và nhà của ông bà ngoại tôi ba tôi ở, nhưng sổ đỏ hiện giờ vẫn đứng tên ông nội. Nhà ông bà tôi có hai người con gái là bác cả và mẹ tôi. Vậy cho tôi hỏi, nếu bây giờ làm sổ đỏ mà không có chữ kí nhà bác tôi có được không, và nếu khi mẹ tôi không còn mà sổ đỏ vẫn đứng tên ông ngoại thì chúng tôi con gái có được thừa hưởng đất đó không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vậy sổ đỏ đứng tên người đã mất thì phải làm thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật đất đai 2013

Sổ đỏ đứng tên người đã mất thì phải làm thế nào?

Thực hiện thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
✔Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản sao y có công chứng chứng thực);
✔Văn bản khai nhận di sản thừa kế được lập tại Văn phòng công chứng; theo quy định của pháp luật;
✔Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu; của hai bên mua và bên bán (mỗi thứ 02 bộ tương đương 02 bản sao y có công chứng chứng thực);
✔Giấy tờ chứng minh tài sản chung (02 bản sao y có công chứng chứng thực);
✔Đơn đăng ký biến động đất đai/tài sản gắn liền với đất theo mẫu; (01 bản chính – Kê khai theo mẫu);
✔Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);
✔Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);
Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp (02 bản chính – kê khai theo mẫu); hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp tùy từng Quận/Huyện đối với loại giấy tờ này;
✔Sơ đồ vị trí thửa đất (01 bản chính – Kê khai theo mẫu)
Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, bộ phận 1 cửa sẽ chuyển hồ sơ qua chi cục thuế để tiến hành thẩm định và ra thông báo nộp thuế.
Bước 2: Nhận kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới
Căn cứ vào thời gian ghi trên giấy hẹn trả kết quả; sau khi thực hiện việc đóng các khoản thuế theo quy định; và tới văn phòng đăng ký đất đai để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.

Sổ đỏ đứng tên người đã mất thì phải làm thế nào?
Sổ đỏ đứng tên người đã mất thì phải làm thế nào?

Quy trình sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất

– Trường hợp người mất có để lại di chúc và di chúc đó là hợp pháp thì người thừa kế được ghi nhận trong di chúc có quyền thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất dưới hình thức nhận thừa kế theo di chúc.

Nếu có nhiều đồng thừa kế được ghi nhận trong di chúc thì phải xin đầy đủ chữ ký xác nhận của họ đồng ý chuyển nhượng hoặc ủy quyền cho một người đứng ra làm thủ tục chuyển nhượng mảnh đất.

– Trường hợp người mất không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì khi đó phần di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật theo điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

Đối với thừa kế quyền sử dụng đất ngoài việc tuân thủ điều kiện về thừa kế, hàng thừa kế theo quy định chung của Bộ luật Dân sự thì cần tuân thủ quy định về điều kiện, trình tự thủ tục theo từng loại đất theo quy định Luật Đất Đai 2013.

Muốn sang tên sổ đỏ từ người đứng tên đã mất; thì đầu tiên cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Các bước để khai nhận di sản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Các giấy tờ bao gồm:
✔Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản
✔Giấy chứng tử của cha mẹ là chủ của di sản thừa kế
✔CMND, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục
✔Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã chết
✔Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục

Bước 2: Lập và niêm yết thông báo thừa kế
Theo quy định khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người khai nhận di sản đến Văn phòng công chứng mang theo các giấy tờ để thực hiện các thủ tục. Tại đây, Công chứng viên sẽ tiến hành thủ tục niêm yết công khai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của cha mẹ để lại di sản theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật công chứng.
Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết theo
Việc niêm yết này là để đảm bảo không có ai tranh chấp đối với tài sản được khai nhận thừa kế này.
Bước 3: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế
Đủ 15 ngày niêm yết, nếu không có ai thắc mắc; hay tranh chấp gì thì người thừa kế sẽ đến Uỷ ban nhân dân phường, xã; để lấy Thông báo thừa kế đã đóng dấu xác nhận của Uỷ ban nhân dân. Sau đó, Văn phòng công chứng sẽ tiến hành lập văn bản khai nhận di sản thừa kế đối mảnh đất người đã khuất để lại

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Sổ đỏ đứng tên người đã mất thì phải làm thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không?

Vay thế chấp là hình thức vay yêu cầu khách hàng vay vốn phải có tài sản thế chấp đồng thời có đầy đủ sức khỏe, công việc, thu nhập… để đảm bảo trả nợ cho ngân hàng. Tại câu hỏi này, người sở hữu tài sản đã không còn. Vì thế không thể chứng minh tài sản và cũng không thể mang sổ đỏ đi thế chấp cho ngân hàng.
Trường hợp sổ đỏ đứng tên người đã mất sẽ không vay được vốn ngân hàng. Nguyên nhân là vì người đã mất thì không thể ký xác nhận vay vốn. Tài sản mang ra thế chấp cũng không phải của bạn. Nên bạn không có quyền ủy quyền cho ngân hàng xử lý tài sản trong suốt thời gian vay. Và ngân hàng cũng không thể truy cứu trách nhiệm cho người đã mất. Vì vậy khi người đứng tên sổ đỏ đã bị mất thì khách hàng cần làm các thủ tục sang tên sổ đỏ cho người thừa kế thì mới được phép vay vốn ngân hàng.

Chi phí sang tên sổ đỏ của người đã mất bao gồm?

3 khoản phí bạn phải nộp khi tiến hành sang tên sổ đỏ là:
Phí công chứng;
Thuế thu nhập cá nhân;
và lệ phí trước bạ.

Trình tự làm thủ tục sang tên sổ đỏ bao gồm những gì?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Bước 2: Ký kết giấy tờ tại văn phòng công chứng.
Bước 3: Nộp hồ sơ.
Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ thuế.
Bước 5: Nhận kết quả.