Rừng nào là rừng sản xuất theo quy định

20/09/2022 | 18:57 112 lượt xem Hoàng Yến

Dạ thưa Luật sư, cho tôi hỏi rừng sản xuất gồm những loại nào? Có phải những hoạt động kinh doanh liên quan đến gỗ thì sử dụng rừng sản xuất đúng không? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi ạ.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Tư vấn luật Đất đai. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về rừng sản xuất cũng như làm sáng tỏ câu hỏi Rừng nào là rừng sản xuất. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013
  • Luật Lâm nghiệp 2017 

Thế nào là rừng sản xuất?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về khái niệm rừng sản xuất cụ thể như sau:

Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Theo đó, rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Rừng nào là rừng sản xuất

Theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017, Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng và Quyết định 49/2016/QĐ-TTg ban hành qui chế quản lí rừng sản xuất, rừng sản xuất bao gồm: rừng tự nhiên và rừng trồng.

Rừng tự nhiên

Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc là tái sinh có trồng bổ sung. Rừng tự nhiên bao gồm: rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Căn cứ vào trữ lượng bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được phân loại thành: Rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng chưa có trữ lượng.

Rừng tự nhiên phải đạt các tiêu chí:

– Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên;

– Diện tích liền vùng trên 0,3 ha;

– Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia tùy theo các điều kiện lập địa như sau:

+ Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;

+ Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;

+ Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;

+ Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.

Rừng trồng

Đây là loại rừng được trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước). Rừng trồng bao gồm: Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, Rừng trồng lại sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác, Rừng trồng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt; Rừng trồng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng sau khai thác.

Rừng trồng phải đạt các tiêu chí sau đây:

– Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên.

– Diện tích liền vùng trên 0,3 ha.

– Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia tùy theo các điều kiện lập địa như sau:

+ Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;

+ Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;

+ Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.

Đối tượng được Nhà nước giao và cho thuê rừng sản xuất 

Giao rừng sản xuất không thu phí sử dụng rừng

Cụ thể tại khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017, Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:

– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng;

– Đơn vị vũ trang;

– Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.

Cho thuê rừng sản xuất

Cụ thể tại Điều 17 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:

Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. 

Rừng nào là rừng sản xuất
Rừng nào là rừng sản xuất

Quy định về việc sử dụng rừng sản xuất như thế nào?

Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Theo quy định tại Điều 58 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên cụ thể như sau:

1. Điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:

a) Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.

2. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.

Theo đó, điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên bao gồm:

– Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.

Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng

Điều 59 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng cụ thể như sau:

– Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình.

– Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.

– Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định Luật Lâm nghiệp 2017 và Quy chế quản lý rừng.

Các hoạt động khác trong rừng sản xuất

Đối với quy định về các hoạt động khác trong rừng sản xuất thì tại Điều Điều 60 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể như sau:

– Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm suy giảm chất lượng rừng.

– Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm thoái hóa, ô nhiễm đất; không chuyển mục đích sử dụng đất rừng.

– Được kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập.

– Được tự tổ chức, hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê rừng, thuê môi trường rừng phù hợp với quyền của chủ rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

– Được xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Rừng nào là rừng sản xuất” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất,giá đất bồi thường khi thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, lệ phí cấp lại sổ đỏ bị mất, chia nhà đất sau ly hôn…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định phát triển rừng sản xuất như thế nào?

Theo Điều 48 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về phát triển rừng sản xuất có nội dung cụ thể như sau:
“Điều 48. Phát triển rừng sản xuất
1. Duy trì diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có; phục hồi rừng tự nhiên ở những diện tích trước đây đã khai thác mà chưa đạt tiêu chí thành rừng; chỉ được cải tạo rừng tự nhiên ở những diện tích không có khả năng tự phục hồi.
2. Hình thành vùng rừng trồng tập trung, áp dụng công nghệ sinh học hiện đại và kỹ thuật thâm canh rừng để nâng cao năng suất rừng trồng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản.
3. Khuyến khích trồng rừng hỗn loài, lâm sản ngoài gỗ; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi nó điều kiện thích hợp.”
Ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn như hiện nay thì vai trò của rừng nói chung và rừng sản xuất nói riêng là một vấn đề không cần phải bàn bạc nhiều bởi nó giữ vai trò vô cùng quan trọng và chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường và các sinh vật. Việc bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là điều cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng đối với đất nước ta. Chính vì thế mà pháp luật đã quy định cụ thể về việc phát triển rừng sản xuất. Việc phát triển rừng sản xuất sẽ cần phải tuân thủ đúng theo quy định đã được nêu cụ thể bên trên.

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục mua bán đất rừng sản xuất bao gồm giấy tờ gì?

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục mua bán đất rừng sản xuất gồm có:
Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. 
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc
Giấy tờ chứng minh đất không có tranh chấp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất phải được công chứng, chứng nhận. 
Các loại giấy tờ khác như như: Chứng minh thư nhân dân, sổ Hộ khẩu