Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đất đai thuộc về ai?

15/06/2023 | 14:59 46 lượt xem SEO Tài

Vi phạm hành chính là một trong những vi phạm mà chúng ta thường gặp phải trong đời sống hằng ngày đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai. Những vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thường xảy ra do tranh chấp đất đai, có các hành vi lấn chiếm, huỷ hoại đất đai nhưng chưa thuộc trường hợp nghiêm trọng. Vậy ai là người có thẩm quyền đưa ra các quyết định xử phạt hành chính trong những trường hợp này. Để làm rõ vấn đề này mời bạn đón đọc bài viết “Thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đất đai?” dưới đây của tư vấn luật đất đai.

Căn cứ pháp lý

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Quyết định xử phạt hành chính  là văn bản đưa ra các chế tài xử phạt cho những chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và ở trong mức độ phạt hành chính đối với những hành vi đó.

Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính của người có thẩm quyền là không quá 07 ngày kể từ khi lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm hành chính.

 Nhưng đối với một số trường hợp có hành vi vi phạm hành chính có tình tiết phức tạp thuộc những trường hợp được quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính thì được gia hạn, nhưng thời gian  hạn là không quá 30 ngày kể từ khi lập biên bản.

Vi dụ về Cảnh sát giao thông có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính trong phạm vi thẩm quyền của mình trong những trường hợp sau:

– Đối  với xe oto và các loại xe tương tự xe oto có những hành vi như:

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của đèn báo, vạch kẻ đường; không chuyển hướng, nhường đường trong một số trường hợp được quy định cụ thể; không chấp hành các quy định về tín hiệu báo cho người điều  khiển phương tiện khác biết; vi phạm các quy định về dừng xe, đỗ xe; vi phạm các quy định về biển báo của xe; vi phạm các quy định về còi xe trong khu dân cư và khu đô thị

Vi phạm các quy định về chuyển làn xe hoặc các quy định về tín hiệu xe khi chuyển làn cho các phương tiện đang di chuyển khác biết; các quy định về tốc độ; số lượng người  chở quá quy định…

– Thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với người điều khiển xe moto xe gắn máy, xe điện và các loại xe tương tự

Với những hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường, các quy định về giữ khoảng cách; nhường đường; lùi xe; số lượng người được chở trên xe; quy định về điều khiển xe khi tham gia giao thông: tốc độc,  dàn hàng, tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu sáng; bấm còi ; lắp đặt những thiết bị phát hiện tín hiệu ưu tiên không đúng quy định….

Thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đất đai?

Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lí trong các cơ quan đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ. Thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân được phân định theo lĩnh vực, ngành, khu vực hành chính, cấp hành chính. Trong mỗi ngành, thẩm quyền được phân định theo chức năng, nhiệm vụ của ngành như thẩm quyền của Toà án nhân dân là xét xử. Tuy nhiên, một loại việc có thể thuộc thẩm quyền của một hoặc nhiều cơ quan, cá nhân trong các ngành, cấp khác nhau.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
    c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
  2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
    c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
    d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
    đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
  3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
    c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
    d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
    đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
  4. Trường hợp người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này phát hiện hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật xử phạt vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 6 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ.”
    Theo đó, thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định trên.

Như vậy, ở Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có Chủ tịch và Phó chủ tịch và thẩm quyền của họ theo quy định trên.

Thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đất đai
Thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đất đai

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai?

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Không có điều khoản quy định cụ thể trong BLDS 2015; thường được tính bằng ngày, tháng, năm tùy theo quy định của pháp luật. Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

  1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
  2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
    a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
    b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
    c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
    …”
    Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gửi đến bạn đọc tham khảo thêm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đất đai?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý chia nhà ở khi ly hôn cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai?

– Lập biên bản vi phạm hành chính
– Xác minh: Thời điểm tiến hành xác minh: Trước hoặc sau khi lập biên bản vi phạm; có thể được thực hiện cùng với các trình tự, thủ tục xử phạt tiếp theo cho đến khi ra quyết định xử phạt.

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh trong vi phạm hành chính về đất đai?

Điều 78 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của  Chủ tịch UBND tỉnh: phạt Cảnh cáo; Phạt tiền đến 300.000.000 đồng đối với lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm; những biện pháp khác).

Ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

– Người có thẩm quyền sau khi đã tiến hành đầy đủ các bước trên, tiến hành lập dự thảo Quyết định xử phạt trình người có thẩm quyền xử phạt:
– Mẫu Quyết định xử phạt thực hiện theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP. Riêng đối với hành vi vi phạm tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 15  và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 12, khoản 13 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (XPVPHC hoạt động xây dựng) thì quyết định theo mẫu số 02 kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BXD.
Lưu ý: Trường hợp không ra quyết định xử phạt theo khoản 1 Điều 65 của Luật XLVPHC. Nếu hành vi vi phạm đó trong Nghị định quy định xử phạt bổ sung hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả…. thì tiến hành lập dự thảo quyết định theo mẫu số 12, mẫu số 13, mẫu số 14 của Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.
– Người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét lại hồ sơ xử phạt để xác định về đối tượng, hành vi vi phạm, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thời hạn… khi có đủ đầy đủ căn cứ thì ký ban hành Quyết định.
Trường hợp sau khi ban hành Quyết định xử phạt mà phát hiện có sai sót, nhầm lẫn thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo quy định tại Điều 6a, Điều 6b, Điều 6c Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ.