Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công như thế nào?

06/10/2023 | 15:49 33 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, tôi có đọc báo về lĩnh vực thi công các công trình xây dựng. Tôi cũng có ý định đầu tư vào dự án xây dựng chung với bạn tôi. Các dự án ở khu vực tôi sống hiện nay còn khá nhiều và là thị trường đầu tư tốt. Tuy nhiên tôi chưa quyết định rõ vì những quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công tôi vẫn chưa nắm được. Nhà thầu thi công công trình cần có những quy định gì được lưu ý để nắm rõ hơn? Nhà thầu thi công công trình được xác định như thế nào? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn luật đất đai của chúng tôi. Về vấn đề Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công chúng tôi phân tích như sau:

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công như thế nào?

Hiện nay khi thi công thực hiện công trình thì nhà thầu có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Họ có những quyền để tiến hành các công việc thực hiện cho dự án xây dựng và có những nghĩa vụ cần thực hiện để có được kết quả tốt nhất. Những quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công hiện nay được quy định gồm những nội dung sau đây:

Có thể hiểu, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, nhà thầu thi công xây dựng là thuật ngữ để chỉ nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực để tiến hành các hoạt động thi công xây dựng công trình.

Theo đó, khi tiến hành việc thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 113 Luật Xây dựng năm 2014, cụ thể như sau:

* Quyền của nhà thầu thi công xây dựng

Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng có các quyền sau:

– Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;

– Đề xuất sửa đổi thiết kế xây dựng cho phù hợp với thực tế thi công để bảo đảm chất lượng và hiệu quả;

– Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;

– Dừng thi công xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người và công trình hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên giao thầu xây dựng gây ra;

– Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

* Nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng

Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau:

– Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;

– Lập và trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;

– Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;

– Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình;

– Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;

– Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;

– Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường;

– Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;

– Bảo hành công trình;

– Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

– Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần việc do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng hiện nay như thế nào?

Khi xây dựng nhà thầu thi công phải có những trách nhiệm nhất định với công việc và dự án mà họ đang thực hiện. Trách nhiệm nay bao gồm việc thực hiện đảm bảo độ an toàn cho nhân viên, đảm bảo độ chính xác của những thông số kỹ thuật và các tiêu chí cơ bản của công trình. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng là:

Hiện nay, trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng được quy định tại Điều 13 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 10/2021/TT-BXD. Cụ thể như sau:

– Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.

– Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu. Hệ thống quản lý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác quản lý thi công xây dựng, bao gồm: chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng, quản lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng, quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình.

– Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:

+ Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;

+ Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; biện pháp thi công;

+ Tiến độ thi công xây dựng công trình;

+ Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng ra sao?

Bên cạnh nhà thầu thi công thì hiện nay còn có nhà thầu giám sát thi công xây dựng. Việc giám sát là theo dõi quá trình thi công xây dựng có đúng với những kế hoạch được vạch ra ở giai đoạn đầu hay không. Đồng thời nó cũng giúp cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể đầy đủ hơn. Các quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng là:

Tại Điều 122 Luật xây dựng 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau:

– Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình trong quá trình tham gia thực hiện công việc có quyền tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng để đảm bảo vai trò giám sát của mình;

– Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có quyền yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết, đảm bảo cho công trình xây dựng được thi công theo đúng thiết kế đã phế duyệt;

– Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có quyền bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;

– Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có quyền tạm dừng thi công công trình trong trường hợp phát hiện công trình đang thi công có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý, đây là một quyền quan trọng nhằm đảm bảo kịp thời chất lượng của công trình;

– Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có quyền từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;

– Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình còn có các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

 Nội dung bắt buộc của hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng hiện nay thế nào?

Để bên nhà thầu giám sát thực hiện được nhiệm vụ của mình một cách trọn vẹn nhất thì cần ký kết hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng. Để soạn thảo được hợp đồng này, chúng ta cần có sự hiểu biết và làm đầy đủ về nội dung bắt buộc của hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng hiện nay. Và những nội dung này gồm có:

Theo khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng 2014, hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng phải bao gồm các nội dung sau: 

  • Căn cứ pháp lý áp dụng;
  • Ngôn ngữ áp dụng;
  • Nội dung và khối lượng công việc;
  • Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
  • Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
  • Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
  • Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
  • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
  • Rủi ro và bất khả kháng;
  • Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
  • Các nội dung khác gồm: bảo hiểm, bảo hành; hợp đồng thầu phụ; an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ; điện, nước và an ninh công trường; rủi ro và bất khả kháng.

Thông tin liên hệ

Luật sư tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi cung câos dịch vụ pháp lý khác liên quan đến gia hạn thời hạn sử dụng đất… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm của nhà thầu chính là như thế nào?

Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có).
Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.

Nhà thầu phụ hiện nay có những nghĩa vụ nào?

Với các khả năng cung cấp cụ thể ở một lĩnh vực chuyên môn. Họ tham gia thầu theo gói với những dịch vụ mà nhà thầu chính cần. Khi đó, các hợp đồng được ký kết với nhà thầu chính. Đảm bảo thực hiện công việc theo yêu cầu, chất lượng nhà thầu chính đặt ra. Từ đó nhận các lợi ích tương ứng. Với tính chất của các lĩnh vực chuyên môn cụ thể, nhà thầu phụ thường có quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Các trách nhiệm bàn giao hay thực hiện công việc đặt dưới trách nhiệm và các giám sát của nhà thầu chính.

Đấu thầu hạn chế được áp dụng như thế nào?

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.