Việc sử dụng đất đai một cách hợp lý là một nhân tố vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển nên kinh tế – xã hội của đất nước. Vậy nên Đảng và Nhà nước ta đã ban hành, đưa ra các chủ trương chỉ đạo các cơ quan chức năng có thẩm quyền của từng địa phương để từ đó lập các kế hoạch sử dụng đất sao cho phù hợp. Vậy ” quy trình lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện” được pháp luật quy định như thế nào?. hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi thường nghe nói mỗi địa phương sẽ đều có những kế hoạch sử dụng đất khác nhau tùy thuộc vào vị trí địa lý và đặc điểm của địa phương đó. Luật sưu có thể cho tôi biết là kế hoạch sử dụng đất là gì và được quy định như thế nào ạ?.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình. mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Thế nào là kế hoạch sử dụng đất?
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định về khái niệm kế hoạch sử dụng đất như sau: ” Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.”
Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất
Việc lập kế hoạch sử dụng đất cần đảm bảo 04 nhóm nguyên tắc sau:
Việc lập kế hoạch sử dụng đất cần phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh.
Bên cạnh đó, kế hoạch sử dụng đất cần phải có các phương án sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Cần phải có sự thống nhất giữa kế hoạch sử dụng đất của ngành, lĩnh vực, địa phương với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Trên đây là các quy định chung của pháp luật hiện hành về nguyên tắc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất. Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tuân thủ các nguyên tắc này sẽ giúp việc khai thác và sử dụng đất trở nên hợp lí, có hiệu quả hơn.
Các căn cứ lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học của cả quá trình quản lý và sử dụng đất. Vì vậy, khi xây dựng nó phải thể hiện được đầy đủ các căn cứ có tính định hướng cho việc thực thi quy hoạch và kế hoạch.
Cụ thể, căn cứ xây dựng quy hoạch phải xuất phát từ:
– Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và từng địa phương;
– Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước;
– Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và nhu cầu thị trường;
– Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;
– Định mức sử dụng đất;
– Tiến bộ của khoa học và công nghệ liên quan đến sử dụng đất;
– Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của kì trước.
Luật đất đai năm 2013 xác định hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, theo đó có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Trên cơ sở hệ thống đó, căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định theo từng cấp độ nhất định. Như vậy, có sự phân biệt căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, quốc phòng và an ninh.
Từ căn cứ lập quy hoạch nêu trên, các căn cứ kế hoạch sử dụng đất cũng được chi tiết hoá và cụ thể hoá, góp phần hiện thực hoá mục tiêu quy hoạch trong từng giai đoạn phát triển.
Các căn cứ này cũng xuất phát từ quy hoạch mang tính tổng thể đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhu cầu sử dụng đất của người sử dụng cũng như khả năng thu hút đầu tư vào các dự án của Nhà nước trong việc thực thi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Khoản 3 Điều 40 Luật đất đai năm 2013 quy định về Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
“a) Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
c) Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp;
d) Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.”
Dựa vào các căn cứ trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành:
+ Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
+ Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng + Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;
+ Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
+ Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
+ Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất cần phải đáp ứng được việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững cũng như khả năng biến đổi khí hậu. không làm mất đi những đi tích lịch sử hiện có và cần bảo tồn, những danh lam thắng cảnh đã được xác nhân cần bảo vệ, nhu cầu sử dụng đất của các địa phương, mỗi lĩnh vực cũng như các ngành cũng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
Kỳ kế hoạch sử dụng đất là gì?
Đây là những khái niệm mới, lần đầu tiên được quy định tại Điều 24 Luật đất đai năm 2003 và tiếp tục được thể hiện tại Điều 37 Luật đất đai năm 2013.
Kì quy hoạch, kì kế hoạch sử dụng đất là lượng thời gian vật chất mà mỗi cấp chính quyền, từ trung ương cho đến từng địa phương xây dựng chiến lược từ tổng thể đến chi tiết để thực hiện các nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đại.
Lượng thời gian vật chất đó không thể quá ngắn cũng không quá dài, vì xét về mặt tổng thể, thời gian quá ngắn sẽ chưa thể hiện đầy đủ ý tưởng xây dựng quy hoạch của người xây dựng chính sách, nếu dài quá sẽ dẫn tới quy hoạch không mang tính khả thi và xa rời cuộc sống.
Thời kì kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm còn kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
Sở dĩ có quy định như vậy bởi vì việc sử dụng đất quốc gia, sử dụng đất cấp tỉnh, đất quốc phòng và việc sử dụng đất an ninh diễn ra trên vùng diện tích rộng, liên quan đến cộng đồng dân cư lớn, hoặc liên quan đến các công trình mang tính đặc thù trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đối với đất quốc phòng, an ninh. Do vậy lập kế hoạch hàng năm là điều không khả thi và rất khó thực hiện. Còn kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chỉ liên quan tới một bộ phận dân cư không lớn, do vậy, việc lập kế hoạch hàng năm là hoàn toàn khả thi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện “. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, khung gá đền bù đất đai, chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, Tách sổ đỏ, cấp lại sổ đỏ, tra cứu quy hoạch đất, giá đất đền bù giải tỏa, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?
- Mức giá thu hồi đất năm 2022 là bao nhiêu?
- Hướng dẫn thủ tục đặt cọc mua bán nhà đất nhanh chóng
Câu hỏi thường gặp
Xét duyệt vừa là thực hiện quyền quản lí đối với đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời làm cho quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới hợp lí, phù hợp với nhau và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chung.
Khác với lập, thẩm quyền quyết định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là đảm bảo hiệu lực pháp lí cho việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đó.
Cho nên quyết định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao giờ cũng thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp trên cấp lập quy hoạch.
Cụ thể, Điều 45 Luật đất đai năm 2013 quy định:
– Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia do Chính phủ trình;
– Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm, kế hoạch điều chỉnh, bổ sung hàng năm của từng tỉnh đồng thời phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ quốc phòng và Bộ công an;
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao giờ cũng phải công khai minh bạch và dựa trên các căn cứ pháp lí nhất định, trên cơ sở phế duyệt của chính phủ, UBND cấp có thẩm quyền.
Càng công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao nhiêu thì người sử dụng đất càng có cơ hội tiếp cận thông tin về đất đai, xây dựng chiến lược kinh doanh khi sử dụng đất.
Nếu không công khai, không được phê duyệt đúng cấp có thẩm quyền thì dẫn tới sự tuỳ tiện trong xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
Do đó, Những trở ngại không đáng có đó dẫn đến sự của quyền từ phía cơ quan nhà nước, sự lạm dụng thông tin quy hoạch của một số người để trục lợi và người dân do không được thông tin về quy hoạch nên vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt và gây cản trở cho việc thực hiện quy hoạch.
Do đó, khoản 1 Điều 48 Luật đất đai khẳng định: các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dù ở cấp nào thì sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt, điều chỉnh phê duyệt thì phải công bố công khai và xác định luôn trách nhiệm của từng cấp, của Bộ tài nguyên và môi trường trong việc công khai hoá các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc công khai hoá này thực hiện trong suốt kì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bởi vậy, điểm a khoản 3 Điều 48 Luật đất đai năm 2013 quy định các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 30 ngày, kể từ khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
– UBND cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
– UBND cấp huyện trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp mình trước khi trình uỷ ban nhân cấp tỉnh phê duyệt.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thì có thẩm quyền cho phép bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.
– Điều 49 Luật đất đai năm 2013 giao cho Chính phủ chỉ đạo và kiểm tra quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch của UBND cấp dưới.
Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi tự ý xây dựng, đầu tư kinh doanh bất động sản trong khu vực bị thu hồi đất để thực hiện quy hoạch, nếu có nhu cầu cải tạo sửa chữa nhà ở, công trình thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của những dự án, công trình mà sau nhiều năm không thực hiện hoặc không thể thực hiện được thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xét duyệt quy hoạch phải có quan điểm, ý kiến rõ ràng về tương lai của những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó, tránh tình trạng “quy hoạch treo”.
Người chịu tác động lớn nhất chính là người dân nằm trong vùng quy hoạch. Vì vậy, khoản 3 Điều 49 Luật đất đai năm 2013 xác định rõ:
Đối với diện tích ghi trong kế hoạch sử dụng đất đã được công bố phải thu hồi đất thực hiện dự án, công trình hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau ba năm không được thực hiện theo kế hoạch thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thực hiện quyền điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch đồng thời công bố cho người sử dụng đất biết.