Quy trình chứng thực hợp đồng mua bán đất như thế nào?

11/08/2023 | 16:09 76 lượt xem Hương Giang

Hầu hết các giao dịch mua bán đất đai hiện nay đều được các bên thỏa thuận và lập thành hợp đồng. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán đất là điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực, ngoại trừ các trường hợp pháp luật quy định. Vậy cụ thể, quy trình chứng thực hợp đồng mua bán đất như thế nào? Quy định về việc chứng thực hợp đồng mua bán đất hiện nay ra sao? Thẩm quyền chứng thực hợp đồng mua bán đất thuộc về ai? Để tháo gỡ những băn khoăn trăn trở của quý độc giả, Tư vấn luật đất đai sẽ làm rõ những thông tin liên quan qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Quy định về việc chứng thực hợp đồng mua bán đất hiện nay

Việc mua bán đất đai diễn ra thường xuyên trong đời sống, do đó, việc nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến công chứng, chứng thực hơp đồng mua bán đất là vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho bản thân, tránh xảy ra các mâu thuẫn, cãi vả trong tương lai. Cụ thể, Quy định về việc chứng thực hợp đồng mua bán đất hiện nay như sau:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, những trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà đất phải được công chứng, chứng thực bao gồm:

– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng nhà, đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

– Các văn bản về thừa kế về quyền sử dụng nhà, đất cũng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

– Các hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng nhà, đất sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh nơi có nhà, đất công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà, đất thực hiện chứng thực.

Theo quy định trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (đất và nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở,…) phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp chuyển nhượng mà một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức kinh doanh bất động sản.

Theo điểm d khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được phép chứng thực, việc chứng thực thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn).

Quy trình chứng thực hợp đồng mua bán đất

Công chứng, chứng thực là thủ tục quen thuộc trong đời sống thường ngày. Các loại hợp đồng, văn bản cảm kết giữa đôi bên thường được công chứng, chứng thực để đảm bảo việc thực thi quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận. Hợp đồng mua bán đất cũng không ngoại lệ, các bên khi muốn chứng thực loại hợp đồng này thì phải tiến hành theo quy trình như sau:

Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thủ tục chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được thực hiện như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau đây:

– Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.

– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (mang bản chính để đối chiếu).

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận).

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Thực hiện chứng thực 

Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

– Các bên tham gia hợp đồng phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

– Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.

Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng.

– Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với hợp đồng có từ 02 trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng. Trường hợp hợp đồng có từ 02 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Thẩm quyền chứng thực hợp đồng mua bán đất

Trong quá trình chuyển nhượng mua bán đất đai, sau khi đặt cọc thỏa thuận về giá cả chi phí xong xuôi thì các bên sẽ lập thành một bản hợp đồng ghi nhận điều này. Các bên có thể tự minh tiến hành công chứng, chứng thực tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định hiện nay. Vậy thẩm quyền chứng thực hợp đồng mua bán đất thuộc về ai, hãy cùng làm rõ:

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn như sau:

“…d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;”.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền quản lý trong phạm vi địa giới hành chính xã, phường, thị trấn địa phương mình (theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015).

Như vậy, nơi chứng thực hợp đồng mua bán đất là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà đất được chuyển nhượng.

Chứng thực hợp đồng mua bán đất
Chứng thực hợp đồng mua bán đất

Thời gian, lệ phí chứng thực hợp đồng mua bán đất

Chứng thực hợp đồng mua bán được hiểu là việc các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của hợp đồng mua bán. Hợp đồng đã được công chứng, chứng thực sẽ có giá trị chứng minh về những nội dung mà các bên đã cam kết trong hợp đồng. Quy trình chứng thực hợp đồng mua bán sẽ mất một khoảng thời gian và chí phí nhất định, cụ thể như sau:

* Thời hạn chứng thực hợp đồng

Theo Điều 37 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thời hạn chứng thực hợp đồng không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.

* Phí chứng thực:

SttNội dung thuMức thu
1Phí chứng thực bản sao từ bản chính2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính
2Phí chứng thực chữ ký10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản
3Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: 
aChứng thực hợp đồng, giao dịch50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
bChứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
cSửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

Như vậy, lệ phí chứng thực hợp đồng mua bán đất là 50.000 đồng/hợp đồng (theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1024/QĐ-BTP).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chứng thực hợp đồng mua bán đất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thành viên gia đình phải có mặt khi công chứng/chứng thực?

Theo quy định, thành viên gia đình sử dụng đất không bắt buộc phải có mặt khi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng. Thay vào đó, thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất chỉ cần đồng ý chuyển nhượng bằng văn bản được công chứng hoặc chứng thực.

Chỉ được công chứng tại tỉnh, thành nơi có nhà đất?

Mặc dù pháp luật cho phép các bên chuyển nhượng được phép lựa chọn giữa công chứng hoặc chứng thực hợp đồng khi chuyển nhượng nhà đất nhưng nơi công chứng bị giới hạn theo phạm vi địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà đất.
Nói cách khác, khi chuyển nhượng nhà đất thì các bên phải công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà đất. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau:
“Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”.”