Tái định cư là quá trình đưa ra phương án bố trí chỗ ở mới cho các hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi đất ở của họ bị thu hồi. Quá trình này thường diễn ra trong các trường hợp có sự thay đổi quy hoạch, xây dựng các công trình hạ tầng, dự án phát triển hoặc bảo vệ môi trường. Mục tiêu của tái định cư là đảm bảo các hộ gia đình, cá nhân và người dân bị ảnh hưởng có điều kiện sống tốt đẹp hơn và không bị thiệt hại về chỗ ở. Dưới đây là nội dung Quy định về xây dựng khu tái định cư năm 2023 như thế nào?, hãy theo dõi bài viết nhé!
Căn cứ pháp lý
Quy định về xây dựng khu tái định cư năm 2023
Tái định cư được biết đến chính là phương án bố trí chỗ ở mới ngay tại vị trí ban đầu mà đất đai bị thu hồi. Trong trường hợp này, chính quyền và các đơn vị có liên quan cố gắng xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết như nhà ở, trường học, bệnh viện, và các tiện ích công cộng khác để đảm bảo môi trường sống mới đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ gia đình, cá nhân.
Điều 85 Luật Đất đai 2013 quy định về lập và thực hiện dự án tái định cư, cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi tiến hành thu hồi đất;
– Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm được tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền;
– Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.
Quy định chi tiết về vấn đề lập, thực hiện dự án tái định cư được quy định tại Điều 26 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cụ thể:
– Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng sẽ phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
– Việc lập dự án tái định cư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư và phải bảo đảm được các quy định về lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
– Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, theo nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của những người được tái định cư.
– Đối với dự án khu tái định cư tập trung có phân kỳ xây dựng theo những dự án thành phần thì tiến độ thu hồi đất và hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc các cơ sở hạ tầng của khu tái định cư được thực hiện theo tiến độ của mỗi dự án thành phần nhưng những công trình cơ sở hạ tầng của từng dự án thành phần trong khu tái định cư sẽ phải bảo đảm được kết nối theo đúng quy hoạch chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Việc bảo đảm kinh phí để thực hiện dự án tái định cư được quy định như sau:
+ Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào kinh phí thực hiện dự án đầu tư;
+ Bộ, ngành có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; chấp thuận, quyết định đầu tư của chính Thủ tướng Chính phủ nhưng do Bộ, ngành thực hiện và các dự án do Bộ, ngành làm chủ đầu tư;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
+ Trường hợp chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì phải có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện các dự án không thuộc trường hợp nêu trên.
Trường hợp nào được hỗ trợ tái định cư?
Đất tái định cư thường được chọn lựa và quy hoạch kỹ lưỡng, đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chí cơ bản để tạo điều kiện sống tốt đẹp và bền vững cho người dân. Các tiêu chí này có thể bao gồm đảm bảo đủ diện tích đất để xây dựng nhà ở và các tiện ích công cộng, đảm bảo gần các khu vực làm việc, trường học, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Vậy những trường hợp nào được tái định cư?
Theo quy định tại Điều 79 Luật Đất đai 2013, Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, thì có 04 trường hợp sau được ở nhà ở tái định cư như sau:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà đất đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo luật đất đai quy định thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư khi đáp ứng đủ 02 điều kiện:
+ Bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi.
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo luật đất đai quy định mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng đang cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu như đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo những quy định của pháp luật về cư trú hoặc là có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương để quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có một chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi mà có đất trong hành lang an toàn thì cũng sẽ được bố trí tái định cư; được bồi thường chi phí di chuyển, và được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất.
– Hộ gia đình, cá nhân trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa đến tính mạng của con người bị thu hồi đất mà không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi mà có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở.
Trường hợp nào không được hỗ trợ tái định cư?
Quá trình tái định cư và cung cấp đất tái định cư phải được thực hiện một cách minh bạch, trung thực và công bằng. Người dân bị ảnh hưởng cần được tham gia vào quyết định và có cơ hội đưa ra ý kiến về việc chọn lựa đất tái định cư và các phương thức hỗ trợ. Chính sách tái định cư nên thể hiện tôn trọng và đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân, giúp họ duy trì cuộc sống ổn định và phát triển bền vững trong tương lai.
Những trường hợp không được tái định cư bao gồm những trường hợp sau:
– Đất bị thi hồi không phải là đất phi nông nghiệp là đất ở;
– Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất;
– Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
– Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng theo pháp luật được miễn tiền thuê đất;
– Đất được Nhà nước giao để quản lý;
– Đất thu hồi trong trường hợp có vi phạm pháp luật về đất đai và chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất;
– Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định về xây dựng khu tái định cư năm 2023 như thế nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tách sổ đỏ cho con. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật thì người được cấp đất tái định cư có hoàn toàn quyền sở hữu đối với loại đất đai này không khác gì các loại đất đai khác.
Điều đó có nghĩa rằng, đất tái định cư là đất được phép chuyển nhượng. Do đó, nếu như có nhu cầu, chủ sở hữu đất tái định cư hoàn toàn có quyền chuyển nhượng nó cho người khác với điều kiện đầy đủ giấy tờ và thủ tục hợp pháp.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất.
– Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.
– Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở; hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.
Theo quy định khoản 2 điều 83 Luật đất đai 2013 quy định về các khoản hỗ trợ người dân khi thu hồi đất bao gồm:
– Hỗ trợ ổn định cho đời sống và sản xuất.
– Hỗ trợ cho việc đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm trong trường hợp có thu hồi đất nông nghiệp; của cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở có kết hợp với kinh doanh dịch vụ cá nhân; hộ gia đình mà phải di chuyển chỗ ở.
– Các khoản hỗ trợ khác.