Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư thế nào?

27/09/2023 | 08:58 32 lượt xem Thanh Thùy

Chào luật sư, hiện nay sắp tới khu nhà mà tôi đang sống có kế hoạch quy hoạch đất để xây dựng trường học. Tôi và người dân nơi đây có được thông tin rằng sẽ được cấp nhà ở tái định cư. Tuy nhiên đây chỉ là tin đồn thôi chứ sự thật thì chúng tôi vẫn còn chưa biết. Tôi muốn hỏi hiện nay quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư thế nào? Nhà ở tái định cư là loại nhà ở được cấp cho những đối tượng nào? Mong được luật sư tư vấn giúp về vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn luật đất đai của chúng tôi. Về vấn đề Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:

Nguyên tắc phát triển nhà ở tái định cư hiện nay được quy định thế nào?

Hiện nay đi song song với việc thu hồi đất thì mọi người cũng quan tâm đến việc phát triển nhà ở tái định cư. Điều này giúp cho người có đất thuộc diện quy hoạch có được nơi ở mới phù hợp với quy định. Cụ thể hiện nay có các nguyên tắc phát triển nhà ở tái định cư cần được biết là:

1. Phát triển nhà ở tái định cư phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phải đảm bảo đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội; tuân thủ các quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định của Nghị định này.

2. Phát triển nhà ở tái định cư phải bảo đảm nguyên tắc để các hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư có điều kiện ở, sinh hoạt, sản xuất tốt hơn hoặc tương đương nơi ở cũ.

3. Nhà ở tái định cư phải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng xây dựng và an toàn trong sử dụng và phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương.

4. Tại khu vực đô thị cần hạn chế đầu tư xây dựng các dự án tái định cư riêng lẻ mà tập trung đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội hoặc mua các căn hộ trong các dự án phát triển và khu đô thị mới để bố trí tái định cư.

Mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư thế nào?

Bên cạnh việc xây dựng nhà ở tái định cư thì hiện nay loại hình mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư cũng là một lựa chọn tốt. Bởi nó có thể giải quyết nhanh chóng vấn đề chỗ ở cho người dân mà không phải mất thời gian để xây dựng nhà ở xong và đưa vào sử dụng. Việc mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư hiện tại cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Căn cứ kế hoạch phân bổ số lượng nhà ở tái định cư đã được phê duyệt, Chủ đầu tư khu nhà ở tái định cư, công trình nhà ở tái định cư được cấp có thẩm quyền lựa chọn quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định này có thể mua nhà ở thương mại trong các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở để bố trí tái định cư theo quy định như sau:

a) Chủ đầu tư khu nhà ở tái định cư, công trình nhà ở tái định cư được giao trách nhiệm chuẩn bị quỹ nhà ở tái định cư, lập phương án mua nhà ở thương mại làm nhà ở tái định cư, trong đó nêu rõ vị trí, số lượng nhà ở, dự kiến giá mua, tiến độ bàn giao, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Giá mua nhà ở thương mại làm nhà ở tái định cư do những tổ chức có nhà, đất cần bán, chuyển nhượng đề xuất theo nguyên tắc:

– Trường hợp đất xây dựng nhà ở do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc đất do Nhà nước đã bồi thường thì giá mua nhà ở bao gồm chi phí đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có), các chi phí hợp pháp khác và lợi nhuận định mức tối đa 15%.

– Trường hợp đất xây dựng nhà ở do Chủ đầu tư tự bồi thường thì giá mua nhà ở bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có), các chi phí hợp pháp khác và lợi nhuận định mức tối đa 10%; trường hợp Chủ đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước thì giá mua nhà ở bao gồm cả tiền sử dụng đất.

c) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức thẩm định phương án mua nhà ở thương mại làm nhà ở tái định cư, giá mua nhà ở quy định tại điểm a, b khoản này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

2. Trường hợp Chủ đầu tư dự án có nhu cầu nhà ở tái định cư nêu tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 3 của Nghị định này trực tiếp mua nhà ở thương mại để bố trí tái định cư thì thực hiện theo trình tự và nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều này.

Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư thế nào?

Việc phát triển và quản lý nhà ở tái định cư hiện nay có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Khi có kế hoạch quy hoạch thì cũng cần song song với việc xây dựng các khu nhà ở tái định cư. Và những chủ thể hiện nay có trách nhiệm trong việc phát triển và quản lý nhà ở tái định cư là:

a) Chủ đầu tư đối với nhà ở tái định cư theo hình thức đầu tư xây dựng trực tiếp;

b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng BT đối với nhà ở tái định cư được đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BT;

c) Chủ đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để bố trí tái định cư.

2. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tái định cư, công trình nhà ở tái định cư, kiểm tra việc thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

3. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng nhà ở tái định cư phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc xây dựng thực hiện, phải có hệ thống tự kiểm soát chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện trước các tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này và trước pháp luật.

4. Công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu bàn giao công trình phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

5. Công trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình nhà ở tái định cư và các yêu cầu khác của các tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này.

6. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở tái định cư theo quy định tại Khoản 4, Điều 11 của Nghị định này thì Chủ đầu tư dự án khu nhà ở tái định cư có trách nhiệm hướng dẫn về quy hoạch, thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng để người dân tự tổ chức xây dựng và giám sát để đảm bảo chất lượng, tiến độ xây dựng nhà ở.

7. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng các cấp hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình nhà ở tái định cư; kiểm tra chất lượng công trình xây dựng nhà ở tái định cư; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng nhà ở tái định cư theo quy định của pháp luật.

Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư thế nào?

 Trình tự bán và bàn giao nhà ở tái định cư mới

Bên cạnh những quy định có liên quan, trình tự bán và bàn giao nhà ở tái định cư là quy định thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người. Vậy những loại hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị của người dân cũng như trình tự các công việc cần làm nếu muốn bán nhà ở tái định cư hiện nay là:

1. Căn cứ quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (trong đó bao gồm danh sách các hộ gia đình, cá nhân tái định cư, vị trí nhà ở tái định cư), Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai phương án bồi thường nêu trên tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.

2. Căn cứ kế hoạch phân bổ nhà ở tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này, danh sách các hộ gia đình, cá nhân tái định cư do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi đến, Chủ đầu tư nhà ở tái định cư thông báo cho các hộ gia đình, cá nhân tái định cư ký hợp đồng mua, bán nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất ở và báo cáo Sở Xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về đất đai và quy định của Nghị định này.

3. Chủ đầu tư nhà ở tái định cư có trách nhiệm bàn giao nhà ở cho các hộ gia đình, cá nhân tái định cư theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng bán nhà.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư thế nào?” đã được Luật sư tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Trình tự cho thuê và bàn giao nhà ở tái định cư ra sao?

Căn cứ quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, kế hoạch phân bổ nhà ở tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này, Chủ đầu tư nhà ở tái định cư thông báo cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Nghị định này về việc ký hợp đồng cho thuê nhà ở tái định cư.

Quản lý sử dụng nhà ở tái định cư có gì cần lưu ý?

 Việc quản lý sử dụng nhà ở tái định cư phải đảm bảo các nội dung theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà chung cư, pháp luật về nhà ở, quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Việc quản lý sử dụng nhà ở tái định cư là nhà chung cư được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp Chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý vận hành nhà chung cư đó (thông qua bộ phận trực thuộc của mình hoặc ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có chức năng quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện). Trường hợp mua nhà ở thương mại để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân tái định cư thì doanh nghiệp đang quản lý vận hành nhà ở đó thực hiện quản lý vận hành nhà ở tái định cư.
b) Về khai thác kinh doanh, dịch vụ trong nhà chung cư:
– Trường hợp mua một số căn hộ hoặc một số tầng trong nhà chung cư thương mại để bố trí tái định cư thì khuyến khích Chủ đầu tư nhà chung cư đó ưu tiên hộ gia đình, cá nhân tái định cư được khai thác phần diện tích kinh doanh, dịch vụ thông qua đấu giá nếu giá trúng thầu của hộ gia đình, cá nhân tái định cư ngang bằng với giá thầu của các hộ dân khác trong nhà chung cư thương mại đó.
– Trường hợp nhà ở tái định cư được đầu tư xây dựng trực tiếp thì Chủ đầu tư nhà ở đó dành tối đa không quá 2/3 diện tích kinh doanh, dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân tái định cư thuê (nếu có nhu cầu) thông qua đấu giá theo nguyên tắc công khai, minh bạch nhằm tạo công ăn, việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân tái định cư.

Thẩm quyền quyết định lựa chọn Chủ đầu tư nhà ở tái định cư thế nào?

Thẩm quyền quyết định lựa chọn Chủ đầu tư
a) Đối với dự án khu nhà ở tái định cư, công trình nhà ở tái định cư phục vụ dự án, công trình quan trọng quốc gia thì Chủ đầu tư dự án, công trình quan trọng quốc gia đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn Chủ đầu tư dự án khu nhà ở tái định cư, công trình nhà ở tái định cư.
b) Đối với dự án khu nhà ở tái định cư, công trình nhà ở tái định cư được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn Chủ đầu tư dự án. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Sở Xây dựng lựa chọn Chủ đầu tư các dự án nhóm B và nhóm C