Quy định về hành vi san lấp đất trái phép mới

18/03/2023 | 10:31 138 lượt xem Bảo Nhi

Hiện nay, có rất nhiều cá nhân, tổ chức hay cả những đơn vị họ muốn đầu tư san lấp mặt bằng đất nông nghiệp điều này nó sẽ phục vụ xây dựng kinh tế như trồng hoa, rau quả, hôn thế nữa là xây dựng đang diễn ra ngày càng phổ biến. Những năm vừa qua, nhu cầu san lấp mặt đất để phục vụ những công trình xây dựng đang ngày một gia tăng. Mặc dù vậy không phải ai chủ thể cũng biết rằng đây được xem là một hành vi trái với pháp luật có thể bị xử lý và mức xử phạt san lấp mặt bằng là cực kỳ nghiêm khắc. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hành vi san lấp đất trái phép” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Quy định về hành vi san lấp đất

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi làm biến dạng địa hình là các trường hợp:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;”

Việc hủy hoại đất là hành vi bị cấm trong quá trình sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013.

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”

Mức xử phạt san lấp đất trái phép

Quy định về hành vi san lấp đất
Quy định về hành vi san lấp đất

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và tính chất của hành vi vi phạm mà sẽ có mức xử phạt san lấp mặt bằng tương ứng. Cụ thể là

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì việc san lấp mặt bằng hủy hoại đất sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt san lấp mặt bằng thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn bị Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.

Xử lý hình sự

Trong một số trường hợp nghiêm trọng thì việc san lấp mặt bằng có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó

– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Các hành vi đổ đất san lấp trái phép

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định các nguyên tắc sử dụng đất, cụ thể như sau: 

“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Như vậy, từ những quy định nêu trên cho thấy, người dân khi sử dụng đất cần tuân thủ các nguyên tắc nêu trên. Tuy nhiên, thực hiện nhiều người sử dụng đất chưa tuân thủ các nguyên tắc này, đặc biệt những năm gần đây nổi cộm vấn đề đổ đất trái phép. 

Hành vi đổ đất trái phép được hiểu là hành vi đổ đất khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. Việc đổ đất trái phép như: Sử dụng đất sai mục đích sử dụng đất; gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định hành vi san lấp đất chính là hành vi hủy hoại đất làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất và làm cho đất mất, giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất đã được xác định theo quy định của pháp luật. Cụ thể: 

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;

b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;

c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;

d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;

đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.”

Thủ tục xin san lấp đất

Thủ tục san lấp đất nông nghiệp được pháp luật quy định như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký san lấp đất nông nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

(1) Đơn đề nghị cho phép san lấp đất nông nghiệp;

(2) Phương án san lấp đất nông nghiệp, trong đó cần trình bày về loại đất đắp, độ cao, các cam kết về giao thông, môi trường, thoát nước,….

(3) Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi có đất xác nhận hiện trạng và đề xuất Ủy ban nhân dân quận chấp thuận giải quyết bằng văn bản;

(4) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, bản photo Bản đồ đính kèm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

(5) Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu thường trú.

(6) Văn bản ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục san lấp đất nông nghiệp (nếu có). 

Bước 2: 

Nộp hồ sơ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất thông qua bộ phận một cửa.

Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ đã hợp lệ bộ phận một cửa tiếp nhận và phát giấy hẹn cho người nộp; Trường hồ sơ chưa hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất có trách nhiệm ra thông báo hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Phòng Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân phường có liên quan phối hợp cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng xác minh và đề xuất

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hành vi san lấp đất trái phép”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đất trồng cây lâu năm có được san lấp không?

Muốn san lấp đất trồng cây lâu năm, người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích ghi trong giấy chứng nhận, trường hợp muốn san lấp để xây dựng nhà ở… phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chỉ được xây dựng nhà ở khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cho cá nhân được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 129 Luật Đất đai 2013, hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp cá nhân được giao nhiều loại đất được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 hecta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Đổ đất nâng mặt bằng đất nông nghiệp có được xem là hủy hoại đất đai không?

Hành vi đổ đất nâng cao bề mặt đất nông nghiệp được xác định là hành vi hủy hoại đất (trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp đã được UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận). Như vậy hành vi nâng bề mặt đất của bạn là đã vi phạm pháp luật về đất đai.