Quy định về giao khoán đất như thế nào?

28/09/2023 | 15:42 147 lượt xem SEO Tài

Đất đai là một nguồn tài nguyên vô hạn, đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống. Tuy nhiên, không vì thế mà sử dụng đất tùy tiện, bừa bãi. Con người cần có kế hoạch sử dụng đất hợp lý. Chính vì thế là, nhà nước đã đưa ra những quy định, chính sách về đất đai nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất đai, trong đó có chính sách về giao khoán đất. Thế nhưng, hiện nay, nhiều người vẫn không hiểu rõ, giao khoán đất là gì? Sau đây, qua bài viết này, đội ngũ tư vấn của Tư vấn luật đất đai xin được chia sẻ với quý bạn đọc những thông tin pháp lý về “Quy định về giao khoán đất”. Chúng tôi luôn hy vọng rằng, bạn sẽ có thể nhận được những thông tin hữu ích nhất và có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày.

Căn cứ pháp lý

Quy định về giao khoán đất

Việc giao khoán đất cần phải đảm bảo lợi ích của các bên nhận khoán khi sử dụng đất, điều này sẽ góp phần vào mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng đất, để hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, bạn cũng cần tìm hiểu những quy định của pháp luật trong hoạt động giao khoán đất.

Đất nhận khoán là loại đất được nhắc đến trong các trường hợp giao khoán đất quy định theo pháp luật hiện hành về đất đai. Các vấn đề liên quan đến giao khoán đất được quy định tại khoản 7 điều 3 Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn, theo đó:

Giao khoán đất là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong các hoạt động quản lý, sử dụng, sản xuất, bảo vệ giữa bên giao khoán và bên nhận khoán có thời hạn theo hợp đồng giao khoán đất.

Chủ thể giao khoán đất là Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, các Công ty nông – lâm nghiệp

Bên nhận khoán đất: Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư trú; cộng đồng dân cư thôn theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và Luật đất đai nơi có đối tượng khoán.

Như vậy, đất nhận khoán là đất được giao khoán theo quyết định từ các tổ chức kinh tế, tổ chức quản lý rừng. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình có thể nhận khoán đất nông trường, đất lâm nghiệp (đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng).

Giao khoán đất bao gồm các hình thức sau:

– Khoán công việc, dịch vụ là hình thức khoán một hay nhiều công đoạn theo quy trình trồng và chăm sóc rừng, bảo vệ rừng, vườn cây, mặt nước hoặc khoán theo thời vụ trồng, thu hoạch của các công việc và dịch vụ.

Ví dụ:

+ Khoán trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng đối với diện tích quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

+ Khoán sản xuất kinh doanh theo năm hoặc theo thời vụ thu hoạch đối với vườn cây và mặt nước trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

– Khoán ổn định là hình thức khoán theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn cây, mặt nước.

Ví dụ:

+ Khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên theo biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Không áp dụng hình thức khoán này trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

+ Khoán theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với diện tích rừng trồng, vườn cây, mặt nước thực hiện khoán.

Quy định về giao khoán đất
Quy định về giao khoán đất

Đất nhận khoán có được chuyển nhượng hay không?

Chuyển nhượng đất đai là một trong những giao dịch phổ biển trong đời sống hiện nay, không còn xa lạ với mọi người. Để có thể chuyển nhượng đất đúng quy định của pháp luật, bên chuyển nhượng phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Để biết được đất nhận khoán có được chuyển nhượng hay không, trước hết, cần tìm hiểu về điều kiện của người chuyển nhượng đất.

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013.
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các các trường hợp sau không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm:

  • Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
  • Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  • Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
  • Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Theo đó, người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng thuộc 1 trong 7 trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Quy định này là phù hợp với định nghĩa về việc giao khoán đất nông trường nêu trên bởi vì người nhận đất giao khoán không phải cá nhân, tổ chức được nhà nước trực tiếp giao đất. Do đó, người nhận khoán đất trong nông trường không phải người sử dụng đất theo quy định tại Luật đất đai 2013.

Như vậy, cá nhân, hộ gia đình nhận đất giao khoán được hưởng các quyền theo hợp đồng giao khoán, không có các quyền của người sử dụng đất, không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể tiến hành chuyển nhượng đất nông trường hợp pháp.

Bồi thường khi thu hồi đất nhận khoán được quy định ra sao?

Một số dự án, công trình của nhà nước khi thực hiện sẽ phải cần đến một số diện tích của người dân như việc xây dựng đường cao tốc, xây dựng trường học, bệnh viện,…. Trong trường hợp này, đất đai sẽ được thu hồi và người sử dụng đất sẽ được bồi thường. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp, đất bị thu hồi sẽ được bồi thường.

Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.

Về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất được quy định tại Điều 82 Luật đất đai 2013, bao gồm:

Thứ nhất, các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này

Gồm các trường hợp cụ thể:

  • Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;
  • Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
  • Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
  • Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
  • Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Thứ hai, đất được Nhà nước giao để quản lý

Thứ ba, đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này

Điều 64 quy định các trường hợp như sau:

  • Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
  • Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
  • Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
  • Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
  • Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
  • Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
  • Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
  • Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

Các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 như sau:

  • Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
  • Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
  • Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
  • Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn

Thứ tư, trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này

Theo quy định tại Điều 76 Luật đất đai 2013 thì những trường hợp bị thu hồi đất dưới đây sẽ không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại. Cụ thể  như sau:

  • Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật đất đai 2013;
  • Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
  • Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
  • Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
  • Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật, trường hợp đất nhận khoán khi thu hồi đất sẽ không được bồi thường về đất mà chỉ được bồi thường về tài sản gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Chi phí đầu tư vào đất còn lại bao gồm các loại chi phí như chi phí san lập mặt bằng, chi phí cải tạo đất, chi phí khác,… và đã được quy định cụ thể Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về giao khoán đất“. Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn giao khoán đất là bao lâu?

Thời hạn giao khoán đất như sau:
– Thời hạn khoán công việc, dịch vụ: Theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 01 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.
– Thời hạn khoán ổn định: Theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.
– Trường hợp hợp đồng hết thời hạn, nếu bên nhận khoán không vi phạm hợp đồng khoán, đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, có nhu cầu nhận khoán thì được tiếp tục ký hợp đồng.

Hạn mức giao khoán đất được quy định như thế nào?

Đối với khoán công việc, dịch vụ hạn mức khoán do bên khoán và bên nhận khoán thỏa thuận. Trường hợp khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, bên khoán căn cứ vào quy mô diện tích khoán và nhu cầu của bên nhận khoán để thỏa thuận và xác định hạn mức khoán phù hợp, trong đó:
– Hạn mức khoán cho cá nhân theo thỏa thuận, nhưng không quá 15 héc ta.
– Hạn mức khoán cho hộ gia đình theo thỏa thuận, nhưng không quá 30 héc ta.
– Hạn mức khoán cho cộng đồng dân cư thôn theo thỏa thuận, nhưng tổng diện tích khoán không vượt quá tổng diện tích bình quân mỗi hộ gia đình trong cộng đồng không quá 30 héc ta tại thời điểm hợp đồng khoán.