Dân số ngày càng tăng cao trong những năm gần đây, do đó, nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông để đi lại ngày càng phổ biến. Vì vậy mà ngày càng nhiều người muốn kinh doanh bãi đỗ xe trong đô thị hiện nay. Tuy nhiên, không phải muốn kinh doanh bãi đỗ xe trong đô thị tại ví trí nào cũng được. Bãi đỗ xe tại các đô thị cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định chẳng hạn như về chiều cao, độ dốc, thiết bị phòng cháy chữa cháy,… tùy theo từng loại phương tiện. Nhiều độc giả gửi câu hỏi đến cho luật sư thắc mắc không biết pháp luật Quy định về bãi đỗ xe trong đô thị như thế nào? Tiêu chuẩn về diện tích bãi đỗ xe trong đô thị được quy định ra sao? Kinh doanh bãi đỗ xe trong đô thị có cần đăng ký kinh doanh không? Sau đây, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết của Tư vấn luật đất đai để được giải đáp những thắc mắc về vấn đề này cùng những quy định liên quan nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Bãi đỗ xe là gì?
Bãi đỗ xe là là một khu vực rộng lớn, trống trải được quy hoạch, xây dựng để dành cho việc đậu các loại xe. Thông thường, thuật ngữ này nói đến một khu vực chuyên dụng đã được giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình kiên cố hoặc bán kiên cố. Trong hầu hết các quốc gia nơi mà xe ô tô là phương tiện chủ yếu và quan trọng của giao thông vận tải thì bãi đỗ xe là một cơ cấu của tất cả các thành phố và khu vực ngoại ô, trung tâm mua sắm, sân vận động thể thao và các địa điểm tương tự thường có rất nhiều bãi đỗ xe ở khu vực rộng lớn.
Tiêu chuẩn về diện tích bãi đỗ xe trong đô thị
Tiêu chuẩn về diện tích bãi đỗ xe máy
Chỗ đỗ xe cần được kẻ vạch rõ ràng
- Theo mật độ xe, diện tích tối thiểu của chỗ để xe máy là 2,5 m2 đến 3 m2/xe.
- Khu vực phân chia để mỗi chiếc xe máy phải có vạch kẻ rõ ràng.
Các tiêu chuẩn về diện tích bãi đỗ xe máy đối với các công trình xây dựng được quy định như sau:
- Đối với công trình văn phòng: (Tổng diện tích sử dụng/10) x 70% x 3m2
- Đối với công trình khách sạn: (Tổng diện tích sử dụng/10) x 70% x 3m2
- Đối với công trình ở nhà cao tầng, chung cư: tính 2 xe máy/1 hộ với tiêu chuẩn diện tích 3m2/xe và 1 xe đạp/hộ với tiêu chuẩn diện tích: 0,9m2/xe.
- Đối với công trình siêu thị, cửa hàng lớn, trung tâm hội nghị, triển lãm, trưng bày: (Tổng diện tích sử dụng/10) x 70% x 3m2
- Đối với công trình nhà hàng: (Tổng diện tích sàn sử dụng/ 1,5m2/ 1người) x 50% x 3m
Đối với các công trình xây dựng sử dụng tầng hầm để xe phải đảm bảo quy định về chiều cao tầng và độ dốc tầng hầm như sau:
- Chiều cao tối thiểu tầng hầm: 2.2m
- Độ dốc tối thiểu vào tầng hầm là 13%, và các đường dốc thẳng và cong Là 17%.
Tiêu chuẩn kích thước bãi đỗ xe máy | Kích thước cụ thể |
Kích thước bãi đậu xe máy theo chiều dài là: | 5m |
Kích thước để xe máy chiều rộng sẽ là: | 2.3m. |
Với xe cho người khuyết tật sẽ là: | 3.5m |
Ngoài ra, khi thiết kế bãi đỗ xe máy cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề cháy, nổ trong các bãi đỗ xe bởi lượng xăng dầu khi sắp xếp nhiều xe máy là rất lớn. Các đầu tư cần trang bị các hệ thống, phòng cháy chữa cháy và kiểm tra thường xuyên để sẵn sàng sử dụng khi có sự cố xảy ra.
Tiêu chuẩn về diện tích bãi đỗ xe ô tô
Diễn giải các ký hiệu kích thước chỗ đỗ xe ô tô:
– L : chiều dài chỗ đỗ xe ô tô: từ 4.75m đến 5.5m
– M : chiều rộng chỗ đậu xe ô tô; chiều rộng chỗ đỗ xe được quy định như sau:
- Chiều rộng chỗ đỗ xe ô tô tiêu chuẩn : từ 2.4m đến 2.75m
- Chiều rộng chỗ đỗ xe ô tô thời gian ngắn: từ 2.3m đến 2.6m
- Chiều rộng chỗ đỗ xe ô tô thời gian dài: từ 2.5m đến 2.75m
- Chiều rộng chỗ đỗ xe ô tô dành cho người khuyết tật: từ 3m đến 3.5m
– N : chiều rộng lối đi ôtô :
- Chiều rộng lối đi ô tô tại làn đường có 1 chiều xe chạy : từ 6m đến 9.15m
- Chiều rộng lối đi ô tô tại làn đường có 2 chiều xe chạy : từ 6.95m đến 10.7m
– P : chiều rộng tiêu chuẩn bãi đậu xe : từ 15.5m đến 20.1m
Kích thước bãi đỗ xe ô tô | Kích thước cụ thể |
Chiều dài bãi đậu xe L | 4.75-5.5m |
Chiều rộng bãi đỗ xe M chia theo từng loại | Tiêu chuẩn là: 2.4m – 2.75m.Ngắn hạn là: 2.3m – 2.6m.Dài hạn là: 2.5m – 2.75m.Loại dành cho người khuyết tật là: 3m – 3.5m. |
Chiều rộng của lối đi ô tô N | Kích thước 1 chiều xe chạy là: 6m – 9.15m.Kích thước 2 chiều xe chạy là: 6.96m – 10.7m. |
Chiều rộng tiêu chuẩn P của bãi đậu xe là | 15.5m – 20.1m |
Quy định về bãi đỗ xe trong đô thị như thế nào?
Theo quy định tại Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì bãi giữ xe được dùng để kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Điều 55. Quy định về bãi đỗ xe
- Yêu cầu đối với bãi đỗ xe
a) Đảm bảo an ninh, trật tự; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường;
b) Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.
- Nội dung kinh doanh tại bãi đỗ xe
a) Dịch vụ trông giữ phương tiện;
b) Tổ chức các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện;
c) Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Quy định đối với đơn vị quản lý, kinh doanh bãi đỗ xe
a) Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy, nổ tại bãi đỗ xe;
b) Niêm yết công khai nội quy, giá các dịch vụ tại bãi đỗ xe, tên và số điện thoại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để chủ xe phản ánh, khiếu nại khi cần thiết;
c) Bồi thường thiệt hại cho người gửi xe nếu để xảy ra mất mát, hư hỏng phương tiện nhận gửi;
d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Kinh doanh các loại dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
e) Thu tiền trông giữ phương tiện;
g) Không được để các chủ phương tiện kinh doanh vận tải sử dụng bãi đỗ xe để đón, trả khách hoặc xếp dỡ hàng hóa, đóng gói, sang tải và bảo quản hàng hóa;
h) Có quyền từ chối phục vụ đối với chủ phương tiện không chấp hành nội quy bãi đỗ xe.
- Trách nhiệm, quyền hạn của chủ phương tiện hoặc người lái xe tại bãi đỗ xe
a) Chấp hành nội quy và sự hướng dẫn của nhân viên điều hành bãi đỗ xe;
b) Có quyền lựa chọn sử dụng các dịch vụ tại bãi đỗ xe;
c) Có quyền phản ánh, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền về các hành vi vi phạm của bãi đỗ xe.
- Sở Giao thông vận tải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, quản lý hoạt động của bãi đỗ xe trên địa bàn.
Theo đó, bãi giữ xe trong đô thị đưa vào kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường và đường ra, vào bãi giữ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.
Kinh doanh bãi đỗ xe trong đô thị có cần đăng ký kinh doanh không?
Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về đối tượng hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).
- Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại.”
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
- Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
- Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.”
Như vậy, kinh doanh bãi giữ xe thuộc trường hợp những hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và không phải đăng ký kinh doanh. Thay vào đó, theo quy định tại khoản 5 Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì cá nhân, tổ chức trước khi tiến hành kinh doanh bãi giữ xe phải thông báo với Sở Giao thông vận tải nơi kinh doanh bãi giữ xe.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về bãi đỗ xe trong đô thị” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là gia hạn thời hạn sử dụng đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Trước đây, pháp luật cho phép sử dụng gầm cầu để sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời, tuy nhiên theo quy định hiện nay thì không được sử dụng gầm cầu để kinh doanh làm bãi đỗ xe, hoặc kinh doanh bất cứ dịch nào khác. Do đó hành kinh sử dụng gầm cầu để làm bãi đỗ xe là vi phạm quy định về giao thông đường bộ.
Quy định về bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe tại trạm dừng nghỉ đường bộ như sau:
Khu vực bãi đỗ xe: Thiết kế hướng đỗ xe hợp lý để đáp ứng nhu cầu đỗ xe của từng loại phương tiện, đảm bảo an toàn, thuận tiện;
Diện tích tối thiểu cho một chỗ đỗ của xe ô tô khách, xe ô tô tải là 40 m2 và cho xe ô tô con là 25m2. Có vạch sơn để phân định rõ từng vị trí đỗ xe. Có vị trí đỗ xe riêng cho người khuyết tật với diện tích tối thiểu 25m2;
Đường lưu thông trong trạm dừng nghỉ phải có các biển báo hiệu, vạch kẻ đường; có bán kính quay xe phù hợp để đảm bảo cho các loại phương tiện lưu thông an toàn trong khu vực trạm dừng nghỉ;
Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được thiết kế theo các quy định và tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo lưu thông, hạn chế tối thiểu xung đột giữa dòng phương tiện vào và ra và với người đi bộ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì bãi giữ xe được dùng để kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Yêu cầu đối với bãi đỗ xe
a) Đảm bảo an ninh, trật tự; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường;
b) Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.”
Theo đó, bãi giữ xe đưa vài kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự, đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường và đường ra, vào bãi giữ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.